Hỏi Đáp Pháp Luật

Tội phạm công nghệ cao là gì? Khung hình phạt theo bộ luật hình sự

Tội phạm công nghệ cao là gì? Cùng với việc nền công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và đi sâu vào đời sống người dân thì tội phạm công nghệ cao ngày càng phổ biến và tinh vi hơn rất khó để phòng chống. Hậu quả mà tội này mang lại là vô cùng lớn. Vậy theo luật hình sự khung hình phạt dành cho tội này như thế nào. Để biết rõ hơn mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Hội Luật Sư.

Tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Trong Bộ luật Hình sự hiện tại không có quy định cụ thể về tội phạm công nghệ cao là gì. Trước hết để hiểu về tội này sẽ phải hiểu Công nghệ cao là gì theo khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.” Đồng thời theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2014 NĐ-CP “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.” và

Như vậy, có thể hiểu rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính. Tội phạm công nghệ cao thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và gây hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.  Tội phạm công nghệ cao không phải là một tội độc lập mà là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để thực hiện hành vi trái pháp luật

Phân loại tội phạm công nghệ cao?

Dựa vào đặc điểm của hành vi phạm tội có thể phân tội phạm công nghệ cao thành 2 nhóm sau:

Nhóm 1: Tội phạm đó gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính bao gồm:

  • Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
  • Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
  • Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
  • Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
  • Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác

Cơ sở pháp lý Điều 285. 286, 287, 288, 289 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nhóm 2: Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội, bao gồm:

  • Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
  • Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
  • Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh
  • Tội cố ý gây nhiễu có hại

Cơ sở pháp lý Điều 290, 291, 293, 294 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Các yếu tố đặc điểm để cấu thành các tội phạm công nghệ cao

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm công nghệ cao là chủ thể của pháp luật hình sự có đầy đủ năng lực hành vi, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.. Cũng căn cứ theo khoản 2 điều này Tội công nghệ cao không thuộc trường hợp người từ đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm. Do đó độ tuổi chịu trách nhiệm với tội phạm công nghệ cao là từ đủ 16 tuổi và không đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Khách thể

Khách thể của tội phạm công nghệ cao là trật tự, an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong đối với các dữ liệu, thông tin và tài sản trên nền tảng mạng máy tính

Chủ quan

Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, chủ thể phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện.

Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng công nghệ cao với lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.

Khách quan

Hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao có những hành vi xâm phạm an toàn thông tin như truy cập, sản xuất, mua bán, trao đổi, phát tán trái phép, cản trở truyền tải dữ liệu, can thiệp vào dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số. Hoặc sử dụng các hệ thống công nghệ cao vào mục đích trái phép như: gây nhiễu loạn, chiếm đoạt tài sản …

Hậu quả của hành vi sử dụng công nghệ cao:

  • Ảnh hưởng về tính bảo mật thông của các cá nhân, tổ chức và đặc biệt là bí mật quốc gia
  • Gian lận liên quan đến máy tính;
  • Ảnh hưởng quyền tác giả và quyền liên quan qua hệ thống máy tính.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về sử dụng công nghệ cao, đó là làm cho tính bảo mật thông tin trong xã hội không còn cao, đe doạ thông tin dữ liệu cho các cá nhân, tổ chức và nhà nước

Mặt khách quan của tôi công nghệ cao

Mặt khách quan của tôi công nghệ cao

Khung hình phạt một số tội phạm công nghệ cao trong Bộ luật hình sự

Tội phạm công nghệ cao được quy định cụ thể tại mục 2 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tùy vào từng hành vi phạm tội và hậu quả cụ thể sẽ phải chịu trách nhiệm về các tội khác nhau cho việc phạm tội công nghệ cao. Sau đây sẽ là một số khung hình phạt cụ thể đối với một số tội phạm công nghệ cao:

  • Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người  sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị .

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi có các hành vi sau: Có tổ chức; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Theo Điều 293 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

  • Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi có một trong các hành vi sau: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi có một trong các hành vi sau: Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Khung hình phạt tội công nghệ cao

Khung hình phạt tội công nghệ cao

Luật sư tư vấn bào chữa tội phạm công nghệ cao

  • Mức phạt đối với người phạm tội công nghệ cao
  • Tư vấn về việc tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
  • Tham gia bào chữa cho người phạm tội sử dụng công nghệ cao;
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ
  • Tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa.
  • Tìm các tình tiết giảm trách nhiệm hình sự

Tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng cao, nó ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự mạng xã hội mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân. Tùy vào mức độ phạm tội khác nhau người phạm tội sẽ chịu trách nhiệm trong khung hình phạt khác nhau. Do đó, Quý Độc giả nếu còn sự thắc mắc về mức phạt và Hỏi luật sư hỗ trợ hãy gọi ngay cho Luật sư tư vấn luật hình sự của Hội Luật Sư qua số Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được tư vấn. Xin cảm ơn Quý độc giả.

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716