Tư Vấn Ly Hôn

Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôntranh chấp xảy ra phổ biến ở các vụ việc ly hôn. Quyền nuôi con của cha mẹ được xác định dựa trên khả năng nuôi dưỡng, cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái và những vấn đề pháp lý xung quanh. Để giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn cần dựa vào những bằng chứng pháp lý, khả năng nuôi con của các bên tranh chấp. Mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Hội Luật Sư để biết thêm những quy định liên quan.

Khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôntranh chấp xảy ra phổ biến ở các vụ việc ly hôn. Quyền nuôi con của cha mẹ được xác định dựa trên khả năng nuôi dưỡng, cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái và những vấn đề pháp lý xung quanh. Để giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn cần dựa vào những bằng chứng pháp lý, khả năng nuôi con của các bên tranh chấp. Mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Hội Luật Sư để biết thêm những quy định liên quan.

khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ phát sinh tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.

Hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người nuôi con sau hôn nhân hoặc không đồng thuận với quyết định của Tòa án dẫn đến tranh chấp về xác định quyền nuôi con của các bên.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì nuôi con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, sau ly hôn cả hai cần thỏa thuận với nhau về người nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận thì có thể khởi kiện lên tòa án để yêu cầu giải quyết.

Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.

Sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Sau khi có quyết định về quyền nuôi con sau khi ly hôn, nếu như một trong hai vợ chồng muốn thay đổi quyền nuôi con thì có thể căn cứ vào điều kiện được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân Gia đình..

Căn cứ Pháp lý: Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Điều kiện để giành được quyền nuôi con

Điều kiện để giành được quyền nuôi con

Điều kiện để giành được quyền nuôi con

Điều kiện về vật chất

Điều kiện vật chất là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong những vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Để nuôi dưỡng con tốt thì người nuôi dưỡng cần khả năng cung cấp vật chất cho con tốt nhất để tạo điều kiện cho con cái phát triển tốt.

Điều kiện về tinh thần

Cha mẹ cần đảm bảo được điều kiện ảnh hưởng đến yếu tố tinh thần của con như có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với các con để con phát triển tốt nhất.

Các yếu tố khác

Người nuôi dưỡng con cần chứng minh được khả năng cung cấp cho con điều kiện phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, không có những hành vi sai lệch, vi phạm đạo đức, pháp luật,…

Trường hợp cả cha và mẹ đều đáp ứng đủ điều kiện thì Tòa sẽ xem xét ai tạo điều kiện cho con phát triển tốt hơn và có thể dựa vào ý kiến của con nếu con trên 7 tuổi, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ do mẹ được quyền nuôi.

Trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau hôn nhân

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc nơi nguyên đơn cư trú, làm việc (nếu hai bên thỏa thuận được). Trường hợp tranh chấp quyền nuôi con sau hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp  giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Căn cứ Điều 26, Điều 35, Điều 37, Điều 39  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con

  • Đơn khởi kiện yêu cầu công nhận quyền nuôi con sau ly hôn theo mẫu 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định về biểu mẫu trong Tố tụng Dân sự.
  • Bản án hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu công nhận người trực tiếp nuôi con là có căn cứ hợp pháp và đủ điều kiện.
  • Các tài liệu chứng minh người còn lại không đủ điều kiện nuôi con.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền;
  2. Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ thì Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự
  3. Bước 3:  Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  4. Bước 4:  Toà án ra thông báo thụ lý và tiến hành giải quyết vụ việc

Căn cứ  Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 195 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.

  • Luật sư tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Luật sư tư vấn, hướng dẫn, soạn thảo đơn khởi kiện giành quyền nuôi con.
  • Luật sư tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con
  • Luật sư hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện đủ để được công nhận quyền nuôi con.
  • Luật sư tham gia quá trình tranh tụng giành quyền nuôi con sau ly hôn.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Tranh chấp quyền nuôi con thường diễn ra khi hai bên không thống nhất thỏa thuận được người sẽ nuôi con sau này. Việc nắm các quy định, yêu cầu để đảm bảo khả năng quyền nuôi con của mình được công nhận là vô cùng cần thiết. Bài viết trên cung cấp các quy định yêu cầu liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, nếu Quý độc giả có vấn đề cần luật sư ly hôn tư vấn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con hoặc thắc mắc về các tranh chấp khác vui lòng liên hệ Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được Hội Luật Sư ly hôn chúng tôi tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.7 (43 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716