Đối với các trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc ly thân và có con chung, việc giành lại quyền nuôi con có thể được giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện tại Tòa án. Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách thức soạn thảo mẫu đơn khởi kiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, giúp cha mẹ đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và hợp pháp cho yêu cầu của mình.
Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Sau khi ly hôn vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con. Căn cứ pháp lý của người khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 bao gồm:
- Trong trường hợp có yêu của cha hoặc mẹ về quyền nuôi con thì Tòa án có thẩm quyền thay đổi trực tiếp người nuôi con;
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có căn cứ cha và mẹ có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ khả năng trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con;
- Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con;
- Trong trường hợp cả cha và mẹ không đủ khả năng nuôi con thì Tòa án có quyền xem xét giao cho người giám hộ;
Quy định pháp luật về khởi kiện giành quyền nuôi con
Quy định pháp luật về khởi kiện giành quyền nuôi con?
Theo quy định pháp luật về đơn khởi kiện giành quyền nuôi con thì người làm đơn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được thực hiện theo sau:
- Người làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con phải đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự mình làm đơn hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
- Cá nhân thuộc hai trường hợp trên là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện thì có thể nhờ người khác làm hộ;
Cách soạn thảo mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con?
Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con bao gồm nội dung và hình thức sau đây:
- Ngày tháng năm sinh của người làm đơn khởi kiện;
- Tên tòa án nơi bị đơn cư trú, thường là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú;
- Tên, nơi cư trú làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan tổ chức, số điện thoại nếu có;
- Tên nơi cư trú làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan tổ chức, số điện thoại;
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm, những yêu cầu cụ thể yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết;
- Danh mục các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện như giấy đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân. Hộ khẩu, giấy khai sinh;
>>> Click tải: Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Hồ sơ đơn khởi kiện giành quyền nuôi con bao gồm:
- Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con được soạn thảo theo hướng dẫn;
- Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú;
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh thay đổi hoặc giành quyền nuôi con;
- Giấy tờ thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện;
Thủ tục tiến hành nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con thực hiện như sau:
- Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con về Tòa án nhân dân nơi bị đơn đang cư trú và làm việc;
- Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận huyện nơi bị đơn cư trú và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo trình tự quy định pháp luật;
- Thời gian giải quyết vụ án dân sự đối với ly hôn là 4 tháng đến 6 tháng theo quy định;
>>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
Lưu ý khi soạn mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi con đã lớn?
Sau khi ly hôn vợ chồng có thể thỏa thuận về việc nuôi con, nếu trong trường hợp không thỏa thuận được thì việc nuôi con sẽ do Tòa án quyết định, việc xem xét ai là người nuôi con sẽ dựa vào việc người chồng hoặc người vợ có chứng minh được mình có đủ điều kiện TRỰC TIẾP nuôi con hay không.”. Do đó khi giải quyết giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con, điều kiện về mặt tinh thần, vật chất cho con được tốt nhất. Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn bao gồm:
- Sau khi ly hôn cha me, vẫn có quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chưa thành niên;
- Vợ chồng thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án có quyền quyết định giao con cho ai để nuôi con tốt nhất, trong trường hợp con đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
- Con dưới 36 tháng tuổi thì giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp lợi ích của con;
Vai trò của Luật sư tư vấn khởi kiện giành quyền nuôi con như thế nào?
- Luật sư hỗ trợ cho người khởi kiện giành quyền được quyền nuôi con với nhiều năm kinh nghiệm trong tranh chấp án ly hôn;
- Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng trong tranh chấp quyền nuôi con giúp cho người khởi kiện nắm chắc phần thắng trong tranh chấp;
- Hỗ trợ và tư vấn mọi thủ tục giúp cho người khởi kiện giành lại được quyền nuôi con theo ý của người kiện;
- Đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tranh chấp giành quyền nuôi con và hỗ trợ những vướng mắc về sau;
Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và soạn thảo các đơn khởi kiện giành quyền nuôi con giữa vợ và chồng. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Cam kết chất lượng dịch vụ cao nhất khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi.
Trên đây là bài viết về Tư vấn hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, tư vấn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện mới nhất thì hãy liên hệ Hỏi luật sư ly hôn tư vấn miễn phí qua HOTLINE: 0937.552.925 để được hỗ trợ kịp thời.
Mục lục