Bạo hành gia đình là hành vi bạo lực xã hội, hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Hành vi này ngày càng trở nên phổ biến vì vậy những vấn đề pháp lý xoay quanh chủ đề trên được nhiều người quan tâm đặc biệt về cách làm đơn tố cáo bạo hành gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình.
Mục lục
Bạo hành gia đình là hành vi bạo lực xã hội, hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Hành vi này ngày càng trở nên phổ biến vì vậy những vấn đề pháp lý xoay quanh chủ đề trên được nhiều người quan tâm đặc biệt về cách làm đơn tố cáo bạo hành gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình.
Tố cáo hành vi bạo hành gia đình
Trường hợp cần tố cáo bạo hành gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình gồm có:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Lưu ý: Quy định về hành vi được xem là bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung số với nhau như vợ chồng.
Theo điều 44 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, khi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình
Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Bạo hành gia đình)
Kính gửi: CÔNG AN/UBND CẤP XÃ/……..
- Họ và tên: ………………………………………. Sinh ngày ….. tháng …… năm …
Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ………………………………………….. …………….
CCCD/CMND số: …………….., cơ quan cấp……, ngày …. tháng ….. năm ……
- Đối tượng bị tố cáo:……………………………………………………………………..
- Nội dung vụ việc
- a) Tóm tắt nội dung vụ việc: (Ghi lại những diễn biến, hành vi, lời nói bạo hành gia đình của người bị tố cáo).
- b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư…. nếu biết).
- c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại: (Ví dụ, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khỏe, thể chất…).
- d) Chứng minh sự thiệt hại (ghi lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại: biên bản làm việc của chính quyền, hồ sơ nhập viện, xuất viện, kết quả chẩn đoán của bác sĩ, hoá đơn tiền thuốc).
- Quá trình gửi đơn và việc giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (nếu có).
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (yêu cầu xử lý người bạo hành như thế nào).
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Cam kết của người viết đơn: ……………………………………………………………………………………….
………….., ngày…..tháng………năm…….NGƯỜI VIẾT ĐƠN |
>>> Click tải: mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình
Hướng dẫn viết đơn tố cáo bạo hành gia đình
Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật Phòng, chống bạo hành gia đình 2007).
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).
Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).
- Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật Phòng, chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
- Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
- Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.
Hướng dẫn viết đơn tố cáo bạo hành gia đình
Các điều kiện cần lưu ý khi sử dụng mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình
Tố cáo bạo hành gia đình đến cơ quan nào?
Theo quy định Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007:
Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp sau:
- Phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm tại cơ sở khám, chữa bệnh: Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải tố cáo bạo hành gia đình ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất
- Tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình mà phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải tố cáo bạo hành gia đình ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất
Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo hành gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, tố cáo bạo hành gia đình.
Xử lý hành vi bạo hành gia đình như thế nào?
- Tùy theo tính chất, mức độ theo nội dung tố cáo bạo hành gia đình hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
- Ngoài ra, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình.
Xem thêm: xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào
Xử phạt vi phạm về bạo lực gia đình
Xử lý hành chính
Xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Xử lý hình sự
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm về các tội sau:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự 2015);
- Tội hành hạ người khác theo (Điều 140 Bộ luật hình sự 2015);
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật hình sự 2015).
Trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp đơn tố cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Trường hợp phát hiện tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố cáo đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố cáo kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định trên, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Cơ sở pháp lý: Điều 146, 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Luật sư tư vấn cách viết đơn tố cáo bạo hành gia đình
- Hướng dẫn soạn đơn tố cáo bạo hành gia đình;
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo hành;
- Hỗ trợ, tư vấn thủ tục khởi kiện hành vi bạo hành gia đình;
- Tư vấn cách viết đơn khởi kiện hành vi bạo hành gia đình;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị hăm dọa, làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng khi chồng có hành vi bạo hành gia đình;
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình. Nếu Quý khách có khó khăn về cách soạn, nộp đơn tố cáo bạo lực gia đình, quy trình thủ tục giải quyết, cần luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ tư vấn giải đáp thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được hỗ trợ tư vấn kịp thời miễn phí. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm.