Luật Hôn Nhân Gia Đình

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú mới nhất năm 2024

Để đảm bảo quyền lợi cho con và hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nhanh chóng, dễ dàng, các bậc phụ huynh cần nắm rõ quy trình và lưu ý khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện, giấy tờ cần thiết, cũng như những điểm quan trọng cần lưu ý trong quá trình đăng ký.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng, không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bởi vậy, con ngoài giá thú sẽ chỉ xuất hiện trong hai trường hợp:

Thứ nhất, Hai bên nam nữ có con khi chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn. Cả hai đều còn độc thân

Thứ hai, Hai bên có tình cảm phát sinh và có con với nhau. Tuy nhiên 1 trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn.

Tuy nhiên, điều đặc biệt của con ngoài giá thú ở đây đó là cha và mẹ đang tồn tại riêng rẽ trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp khác hoặc cả cha và mẹ là người độc thân. Như vậy, trước tiên để được hưởng những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình như trên thì trong giấy khai sinh của người con phải ghi nhận cả tên của người cha và người mẹ. Mà muốn được hưởng quyền và nghĩa vụ này thì cần có thủ tục nhận cha, mẹ cho con.

Cần đăng ký giấy khai sinh cho con để con được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụCần đăng ký giấy khai sinh cho con để con được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ

Con ngoài giá thú được ghi tên cha trong giấy khai sinh?

Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch thì trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Căn cứ tiểu mục 4 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 thì hồ sơ đăng ký khai sinh vừa kết hợp đăng ký nhận cha mẹ con gồm:

Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;
  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
  • Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình;

Thủ tục đăng ký khai sinh con ngoài giá thú

Những giấy tờ cần chuẩn bị

Giấy tờ phải nộp:

  • Giấy chứng sinh tại Cơ sở y tế: nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng và người đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh con là có thật.
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh;
  • Tờ khai đăng ký nhận con nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực
  • Giấy tờ chứng minh được quan hệ cha, con (nếu có)

Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú, Chứng minh nhân dân của người mẹ.
  • Chứng minh nhân dân của người nhận làm cha (nếu có người nhận là cha của trẻ).

CSPL: Điều 16, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014

Bên cạnh các văn bản trên, Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh

Tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định rằng thẩm quyền đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Và Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.

Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh

Trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh

Tùy vào việc làm Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài hay không mà trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh sẽ khác nhau, cụ thể:

Trường hợp không có yếu tố nước ngoài: Ủy ban nhân dân xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh theo Điều 16, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014

Trình tự, thủ tục để làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú trên thực tế cơ bản trải qua những bước như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn có thẩm quyền

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra ngày toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và xem xét tính hợp lệ của các chứng từ làm giấy khai sinh trong hồ sơ nhận được từ phía người yêu cầu

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện sẽ có hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định, trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngày thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ý, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận

Bước 3: Cán bộ tư pháp – hộ tịch sau khi kiểm tra xét thấy hồ sơ hợp lệ và người đăng ký xuất trình đủ giấy tờ thì ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy đăng ký khai sinh. Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ký và cấp bản chính giấy đăng ký khai sinh cho người đăng ký khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cung cấp theo yêu cầu của người đăng ký khai sinh

Nếu giấy tờ do người đăng ký xuất trình chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ hoặc cần được xác minh thêm thì cán bộ tư pháp – hộ tịch điền phiếu hẹn giải quyết và trả kết quả

CSPL: Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).

Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Bước 2:  Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân.

CSPL: Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Tư vấn thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

  • Tư vấn soạn thảo đơn từ, tờ khai đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ tiến hành đăng ký khai sinh.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú.
  • Hỗ trợ tư vấn pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là hướng dẫn về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú khi cha mẹ chưa tiến hành đăng ký kết hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú hoặc cần hỏi luật sư hôn nhân gia đình của chúng tôi để giải quyết vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ chúng tôi qua số Hotline 0937.552.925 để được tư vấn cụ thể.

Scores: 4.6 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716