Luật Hôn Nhân Gia Đình

Giải quyết tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn

Giải quyết tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn hiện nay gặp nhiều vấn đề khó khăn bởi quan hệ hôn nhân vợ chồng không được xác lập. Do đó, việc áp dụng các nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ chồng không thể thực hiện được như khi đăng ký kết hôn. Vậy cách chia tài sản chung và trình tự giải quyết tranh chấp sẽ được trình bày trong bài viết sau.

Giải quyết tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn

Giải quyết tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn

Quan hệ hôn nhân khi không đăng ký kết hôn

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về khái niệm: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Từ đó, muốn xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp thì nam và nữ phải tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Cùng với đó, nam và nữ cần đáp ứng đủ về điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, dù đã thực hiện các nghi thức kết hôn khác nhưng không thực hiện đăng ký kết hôn thì hậu quả được xác định theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

  • Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
  • Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Từ những quy định trên, việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì vẫn không được pháp luật công nhận và không làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Chia tài sản chung khi vợ chồng không đăng ký kết hôn

Việc chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận nên việc giải quyết hậu quả về tài sản, nghĩa vụ nuôi con được quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

  • Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Mà tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quyền tự thoả thuận về tài sản giữa các bên, trong trường hợp không có thoả thuận thì giải quyết theo quy định của của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với tài sản riêng của mỗi người thì tài sản của ai sẽ do người đó sở hữu; đối với tài sản chung sẽ phân chia theo phần, chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung. Cụ thể theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung;
  • Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nên khi chia tài sản thì người làm nội trợ ở nhà hoặc công việc khác có liên quan cũng được tính công sức đóng góp như người đi làm, có thu nhập.

Tranh chấp tài sản chung vợ chồng không đăng ký kết hôn

Tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn

Tranh chấp chung tài sản khi không đăng ký kết hôn

Trường hợp nam và nữ không thể thoả thuận được về tài sản thì sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghĩa là có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đây là Tranh chấp về tài sản chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp về tài sản chung.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về trường hợp Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Cùng với đó, thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Như vậy, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản chung.

Hồ sơ khởi kiện

Để tiến hành khởi kiện phân chia tài sản, bên yêu cầu chia tài sản phải tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 bao gồm:

  • Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia tài sản (mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp (theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
  • Bản sao y hợp lệ các loại giấy tờ tuỳ thân: CMND/CCCD, hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người yêu cầu phân chia tài sản.

Trình tự giải quyết

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ như trên cho Toà án qua các cách nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc thông qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (nếu có) theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện, nếu đơn hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện tiến hành đóng tạm ứng án phí.

Bước 3: Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án.

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án và ra bản án hoặc quyết định.

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi không đăng ký kết hôn

  • Tư vấn quy định pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản chung khi không đăng ký kết hôn;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi chia tài sản khi không đăng ký kết hôn;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để khởi kiện chia tài sản khi không đăng ký kết hôn;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng, làm việc với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp tài sản giữa nam, nữ sống chung nhưng không đăng ký kết hôn;
  • Tư vấn và luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi xảy ra tranh chấp khác khi sống chung nhưng không kết hôn.

Luật sư tư vấn các giải quyết tranh chấp khi không đăng ký kết hôn

Luật sư tư vấn các giải quyết tranh chấp khi không đăng ký kết hôn

Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi không đăng ký kết hôn là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình không thể bảo vệ các bên mà chỉ được xem xét dưới góc độ quan hệ dân sự thông thường. Do đó, khi tìm hiểu về quyền, lợi ích hợp pháp khi không đăng ký kết hôn, nếu có gặp bất kỳ khó khăn hay vướng mắc cần hỏi luật sư, xin Quý khách liên hệ ngay Hotline 0937.552.925 để được Luật sư hôn nhân gia đình hỗ trợ tư vấn giải đáp kịp thời.

Scores: 4.5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716