Luật Thừa Kế

Bố mẹ chết không để lại thừa kế, con có phải trả nợ thay cho bố mẹ?

Bố mẹ chết không để lại thừa kế, con có phải trả nợ thay cho bố mẹ hay không là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bố mẹ qua đời không để lại di sản thừa kế mà để lại một khoản nợ. Trong trường hợp này, liệu người con có trách nhiệm phải trả nợ thay bố mẹ hay không? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.

Bố mẹ chết không để lại thừa kế, con có phải trả nợ thay cho bố mẹ hay không là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bố mẹ qua đời không để lại di sản thừa kế mà để lại một khoản nợ. Trong trường hợp này, liệu người con có trách nhiệm phải trả nợ thay bố mẹ hay không? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.

Con có trả nợ thay bố mẹ khi bố mẹ qua đời

Con có trả nợ thay bố mẹ khi bố mẹ qua đời

Quy định của pháp luật về thừa kế

Các hình thức thừa kế

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về 02 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo đó:

  • Thừa kế theo di chúc là việc người thừa kế được hưởng di sản do người khác để lại theo di chúc.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Người được nhận thừa kế

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong đó:

Người thừa kế theo pháp luật là những người ở hàng thừa kế, bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Người thừa kế theo di chúc có thể là những người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hay kể cả cơ quan, tổ chức, Nhà nước. Bên cạnh đó, có những người thừa kế vẫn được hưởng phần di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nghĩa là kể cả khi họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn quy định của pháp luật, họ vẫn được hưởng di sản thừa kế, bao gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trường hợp không được nhận di sản thừa kế

Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, và phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Nghĩa vụ tài sản sau khi nhận thừa kế

Thực hiện nghĩa vụ tài sản sau khi nhận thừa kế

Thực hiện nghĩa vụ tài sản sau khi nhận thừa kế

Theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
  • Chi phí cho việc bảo quản di sản.
  • Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
  • Tiền công lao động.
  • Tiền bồi thường thiệt hại.
  • Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  • Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
  • Tiền phạt.
  • Các chi phí khác.

Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Con có phải trả nợ thay cho bố mẹ đã chết khi không được nhận thừa kế?

Theo khoản 2 và khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nghĩa vụ của con được quy định như sau:

  • Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo những quy định trên, con cái không có trách nhiệm phải trả nợ thay cho bố mẹ đã chết khi không được nhận thừa kế, trừ trường hợp con là người bảo lãnh cho khoản vay của bố mẹ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Cha mẹ có để lại thừa kế nhưng con từ chối nhận thì có trả nợ thay không?

Có phải trả nợ khi bố mẹ có để lại di sản thừa kế

Có phải trả nợ khi bố mẹ có để lại di sản thừa kế

Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Luật sư tư vấn quyền và nghĩa vụ phát sinh khi nhận thừa kế

  • Tư vấn về xử lý tài sản và phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế
  • Tư vấn về quyền của người thừa kế
  • Tư vấn về nghĩa vụ phát sinh của người thừa kế sau khi nhận thừa kế
  • Luật sư bảo vệ quyền lợi khi khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế

Việc cha mẹ chết để lại nợ nần không phải lúc nào con cái cũng buộc phải trả nợ thay. Con chỉ trả nợ thay cha mẹ trong phạm vi mà họ được hưởng thừa kế từ cha mẹ. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 để được luật sư tư vấn hỗ trợ.

Scores: 4.5 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716