Luật Thừa Kế

Giải quyết tranh chấp phân chia phần di sản thừa kế không đều

Khi gặp tranh chấp trong việc phân chia di sản thừa kế không đều, việc khởi kiện tại Tòa án là giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được thừa kế. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế, cũng như cách thức soạn thảo đơn khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện các bước cần thiết để đưa vụ việc ra tranh tụng một cách hiệu quả.

Khi gặp tranh chấp trong việc phân chia di sản thừa kế không đều, việc khởi kiện tại Tòa án là giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được thừa kế. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế, cũng như cách thức soạn thảo đơn khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện các bước cần thiết để đưa vụ việc ra tranh tụng một cách hiệu quả.

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế không đều

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế không đều

Quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định là:

  • Phân chia di sản theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Người lập di chúc phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Đối với di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Đối với di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối với di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 624, Điều 625, Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được hiểu là:

  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
  • Cơ sở phân chia thừa kế theo pháp luật: không có di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật, phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cơ sở pháp lý: Điều 649, Điều 650, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quy định về khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm:

  • Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp về thừa kế tài sản (trừ trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản mà có đương sự là người nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).
  • Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện trong trường hợp Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện.

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 35, khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm:

Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện

Thứ nhất, Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thứ hai, Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thứ ba, Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Cơ sở pháp lý: Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản không đều

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản không đều

Hồ sơ khởi kiện

Thứ nhất, Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  • Giấy tờ tùy thân.
  • Chứng cứ chứng minh liên quan đến yêu cầu khởi kiện.

Thứ hai, Đơn khởi kiện phải kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền hưởng di sản thừa kế bị xâm phạm.

Cơ sở pháp lý: khoản 4, khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự – Mẫu số 23-DS

Thủ tục khởi kiện

  • Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp hoặc trực tuyến.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  • Trong trường hợp Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án, trước khi đưa vụ án ra xét xử sẽ trải qua giai đoạn Chuẩn bị xét xử. Thời hạn Chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp về thừa kế là 04 tháng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 190, khoản 2, khoản 3 Điều 191, điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Tư vấn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Nội dung:
  • Tư vấn về quyền thừa kế theo quy định pháp luật
  • Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
  • Đánh giá tính hợp pháp của việc phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn giải pháp pháp lý cho tranh chấp thừa kế
  • Hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp
  • Tư vấn các lưu ý khi giải quyết tranh chấp
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ, chuẩn bị tài liệu
  • Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp
  • Tham gia phiên họp, phiên tòa tranh chấp
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến tranh chấp thừa kế
Lợi ích:
  • Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người thừa kế
  • Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả
  • Tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng

Trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện liên quan đến tranh chấp phân chia di sản thừa kế được quy định cụ thể trong pháp luật Tố tụng Dân sự mà mỗi cá nhân phải tuân theo khi thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án. Qua bài viết nếu Quý Khách hàng thấy chưa rõ hoặc muốn tham khảo thêm về dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0937.552.925 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Scores: 4.5 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716