Để khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác trước tiên, bạn cần xác định xem tài sản đất đai đã bị bán có lấy lại được hay không. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, tính hợp pháp của hợp đồng mua bán đất đai, quyền sở hữu của người bán, sự đồng ý của người thừa kế. Sau khi luật sư tư vấn xác định được tính pháp lý của việc bán đất, bạn có thể tiến hành khởi kiện để đòi lại tài sản đã bị bán. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác một cách chi tiết, đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn
Mục lục
Để khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác trước tiên, bạn cần xác định xem tài sản đất đai đã bị bán có lấy lại được hay không. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, tính hợp pháp của hợp đồng mua bán đất đai, quyền sở hữu của người bán, sự đồng ý của người thừa kế. Sau khi luật sư tư vấn xác định được tính pháp lý của việc bán đất, bạn có thể tiến hành khởi kiện để đòi lại tài sản đã bị bán. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác một cách chi tiết, đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn
Khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác
Quyền nhận thừa kế là đất đai
Chủ thể để lại thừa kế quyền sử dụng đất là: cá nhân, thành viên trong hộ gia đình trong trường hợp Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013:
- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
Chủ thể có quyền nhận thừa kế bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo quy định tại Điểm d, khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
Trường hợp người để quyền thừa kế có để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia cho những người có tên trong di chúc được chia tài sản dựa theo quy định tại điều Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc như sau:Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trường hợp cá nhân, thành viên hộ gia đình để lại thừa kế không có di chúc để lại tài sản thừa kế thì phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật về hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể:
Thứ nhất, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thứ hai, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ ba, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy có thể thấy chủ thể chủ thể có quyền nhận thừa kế là đất đai bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
Đất nhận thừa kế đã bán cho người khác lấy lại được không?
Đối với tài sản do người đã chết để lại, chưa được tiến hành chia di sản thì khi các đồng thừa kế chưa tiến hành chia di sản thì di sản này vẫn được coi là tài sản chung. Vậy nên hành vi tự ý bán tài sản thừa kế mà không có sự đồng ý của những người đồng thừa kế cống lại là vi phạm pháp luật. Người có quyền nhận thừa kế đất đai có quyền đòi lại đất nhận thừa kế đã bị bán cho người khác.
Tuy nhiên, khi tiến hành đòi lại tài sản cần chú ý tới trường hợp giao dịch với bên thứ ba ngay tình được quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu , cụ thể:
Thứ nhất, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự 2015.
Thứ hai, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Thứ ba , chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, đất nhận thừa kế đã bán vẫn có thể đòi lại đất chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, trường hợp đất đã được đăng ký theo quy định thì người có quyền nhận thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu người có lỗi dẫn đến giao dịch mua bán quyền sử dụng đất được xác lập phải bồi thường và hoàn trả những chi phí hợp lý.
Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế đã bán
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất thừa kế đã bán cho người khác
Nộp đơn khởi kiện ở đâu
Căn cứ theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.Tuy nhiên trước khi khởi kiện ra Tòa án thì tranh chấp này phải được hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất theo quy tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này được xác định như sau:
- Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp tranh chấp đất đai mà có đương sự ở nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
- Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản như sau:Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết
Theo đó, tranh chấp đất đai đòi lại đất thừa kế đã bán cho người khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất xảy ra tranh chấp nếu không thuộc trường hợp thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì?
Để tiến hành khởi kiện người có yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu Mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. ..
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Biên bản hòa giải không thành tại UBND cấp xã.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Trình tự giải quyết tranh chấp đòi lại đất thừa kế đã bán
Để lấy lại tài sản thừa kế đã được bán cho người khác cá nhân, tổ chức có liên quan có thể làm thủ tục khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền nhằm đòi lại quyền tài sản đối với di sản thừa kế. Thủ tục khởi kiện đòi quyền tài sản thực hiện như sau:
Bước 1:Nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 2: Phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
Chánh án Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Bước 3: Thụ lý vụ án
Tòa án thụ lý vụ án căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ thời điểm nhận được thông báo của Tòa án về tiền tạm ứng án phí người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Sau khi người khởi kiện nộp biên lai tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tòa án chuẩn bị xét xử trong vòng 01 tháng kể từ thời điểm nhận được đơn khởi kiện và đưa vụ án tranh chấp ra xét xử theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bước 6: Phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ quy định Chương XIV Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những thủ tục được tiến hành trong phiên tòa như sau:
- Khai mạc phiên tòa
- Tiến hành xét hỏi
- Thủ tục tranh tụng
- Nghị án và tuyên án
Tư vấn lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc khởi kiện đòi lại đất thừa kế đã bị bán cho người khác hãy liên hệ ngay tới Luật L24H để được hỗ trợ các dịch vụ sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
- Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế
- Tư vấn các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác
- Hướng dẫn viết đơn khởi kiện và giấy tờ pháp lý liên quan
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện, khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Các công việc liên quan khác
Để đòi lại đất thừa kế đã bán cho người khác, người có quyền thừa kế phải thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh quyền thừa kế của mình và quyền đòi lại tài sản thừa kế. Thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế sẽ được thực hiện nếu các bên xảy ra tranh chấp khi tiến hành đòi lại đất. Trong trường hợp bạn cần khởi kiện lấy lại đất thừa kế đã bán cho người khác hãy liên hệ tới Hotline 0937.552.925 để được Luật sư tư vấn thừa kế hỗ trợ tư vấn giải đáp kịp thời.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: