Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào có cần phải công chứng chứng thực.. Để biết rõ hơn về vấn đề này, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới.
Mục lục
Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào có cần phải công chứng chứng thực.. Để biết rõ hơn về vấn đề này, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới.
Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Khi di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên nếu người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Lúc này chủ thể có thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người nêu trên, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Cần lưu ý rằng theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 thì chỉ được khai nhận di sản thừa kế khi chỉ có một người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó. Thì mới có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Do đó khi có người thừa kế theo di chúc đồng thời còn có người được thừa kế theo pháp luật thì phải thỏa mãn điều kiện trên mới được khai nhận di sản thừa kế.
Chủ thể khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng:
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Qua quy định này thì có thể thể thấy việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc đối với động sản không giới hạn địa điểm của tổ chức hành nghề công chứng. Người khai nhận di sản có thể thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc ở nơi mà trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên theo Điều 53 và 42 Luật công chứng 2014 nếu di sản để lại có bất động sản, thì công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng khai nhận di sản thừa kế về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Do đó đối với trường hợp này người khai nhận di sản phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc ở nơi mà trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao di chúc.
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người khai nhận di sản thừa kế;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp liên quan đến việc khai nhận.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến việc khai nhận thừa kế.
Cơ sở pháp lý: Theo Điều 40, 53, 57, 58 Luật Công chứng 2014.
Quy trình thực hiện thủ tục.
- Nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế.
- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
- Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
- Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.
Cơ sở pháp lý: Theo Điều 40, 53, 57, 58 Luật Công chứng 2014; Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP
Luật sư tư vấn chia di sản thừa kế theo di chúc
tư vấn chia di sản thừa kế theo di chúc
- Tư vấn các hình thức chia thừa kế
- Thực hiện thủ tục chia thừa kế di sản
- Soạn thảo, làm di chúc (lập di chúc)
- Thực hiện khai nhận thừa kế
- Xác định tính hợp pháp của tài sản thừa kế
- Tư vấn về giá trị cho mỗi loại di sản thừa kế
- Chia thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Giải quyết tranh chấp về thừa kế
- Tư vấn về lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là một thủ tục quan trọng trong việc xác lập tài sản thừa kế vì thế nếu Quý Độc giả muốn tìm hiểu thêm hoặc cần Luật sư tư vấn thừa kế hỗ trực thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn quý độc giả.