Luật sư tư vấn hợp đồng

Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng xử lý như thế nào?

Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng là vấn đề phổ biến mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Tình trạng không thanh toán này gây ảnh hưởng đến dòng tiền và hoạt động kinh doanh. Để xử lý, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như buộc khách hàng thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng hoặc khởi kiện ra tòa án. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các phương án giải quyết khi khách hàng không thanh toán công nợ.

Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng là vấn đề phổ biến mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Tình trạng không thanh toán này gây ảnh hưởng đến dòng tiền và hoạt động kinh doanh. Để xử lý, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như buộc khách hàng thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng hoặc khởi kiện ra tòa án. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các phương án giải quyết khi khách hàng không thanh toán công nợ.

Cách xử lý khi khách hàng không thanh toán

Cách xử lý khi khách hàng không thanh toán

Công nợ là gì? Phân loại công nợ

Công nợ là khoản tiền phát sinh khi thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà chưa thanh toán đủ. Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa cụ thể về công nợ. Tuy nhiên, có thể hiểu công nợ là số tiền còn thiếu khi giao dịch nhưng chưa trả hoặc chưa trả đủ. Công nợ có thể phát sinh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cá nhân với doanh nghiệp hoặc cá nhân với cá nhân.

Công nợ được chia thành hai loại chính: công nợ phải thu và công nợ phải trả.

  • Công nợ phải thu là các khoản doanh nghiệp chưa thu được từ khách hàng sau khi bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Công nợ phải trả là các khoản doanh nghiệp còn nợ nhà cung cấp sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ.

Các biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Khi khách hàng không thanh toán công nợ đúng hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 297 Luật Thương mại 2005, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Đây là biện pháp đầu tiên doanh nghiệp nên áp dụng khi phát hiện khách hàng chậm thanh toán. Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có thể gửi văn bản yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Văn bản cần nêu rõ số tiền còn nợ, thời hạn thanh toán theo hợp đồng và yêu cầu khách hàng thanh toán ngay.
  • Nếu khách hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể xem xét gia hạn thêm một thời gian hợp lý để khách hàng có điều kiện thanh toán. Thời gian gia hạn do hai bên thỏa thuận, tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Ngoài ra, theo Điều 306 Luật Thương mại 2005, doanh nghiệp có quyền yêu cầu khách hàng trả lãi trên số tiền chậm trả. Mức lãi suất áp dụng là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả.

Áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Nếu khách hàng vẫn không thanh toán sau khi áp dụng biện pháp buộc thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 300 và 301 Luật Thương mại 2005, doanh nghiệp được phép áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có hành vi vi phạm xảy ra và
  • Hai bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Do đó, khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần thỏa thuận cụ thể về mức phạt vi phạm trong trường hợp chậm thanh toán.

Đối với bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp cần chứng minh được các yếu tố:

  • Có hành vi vi phạm xảy ra
  • Có thiệt hại thực tế và
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại.

Doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh thiệt hại do việc chậm thanh toán gây ra như chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí phát sinh do chậm trễ sản xuất, kinh doanh.

Hủy bỏ hợp đồng

Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định hai trường hợp doanh nghiệp được quyền hủy bỏ hợp đồng:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; hoặc
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Để áp dụng chế tài này, khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên thỏa thuận cụ thể các trường hợp được coi là vi phạm cơ bản để làm căn cứ hủy bỏ hợp đồng. Ví dụ: chậm thanh toán quá 60 ngày so với thời hạn quy định. Khi khách hàng vi phạm đúng trường hợp này, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng hủy bỏ một phần hợp đồng đối với phần hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng chưa thanh toán. Phần hợp đồng còn lại vẫn có hiệu lực thực hiện. Việc hủy bỏ hợp đồng cần được thông báo bằng văn bản cho khách hàng, nêu rõ lý do hủy bỏ.

Khởi kiện ra tòa án hoặc trung tâm trọng tài

Khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, doanh nghiệp có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trung tâm trọng tài. Đây là biện pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng để làm căn cứ khởi kiện.

>>>Xem thêm: Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

>>>Xem thêm: Cách đòi nợ khách hàng khi không chịu thanh toán theo hợp đồng

Hướng xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Hướng xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Thủ tục khởi kiện khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng

Hồ sơ

Khi quyết định khởi kiện ra tòa án, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Hồ sơ khởi kiện bao gồm các tài liệu chính sau:

  • Đơn khởi kiện: mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản sao chứng thực hợp đồng giao kết giữa các bên;
  • Các văn bản trao đổi giữa các bên liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;
  • Phụ lục hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn, chứng từ thanh toán, văn bản đôn đốc thanh toán.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc hình thành hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng như biên bản họp, email trao đổi, biên bản nghiệm thu, biên lai thanh toán.
  • Các tài liệu chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của khách hàng cũng cần được chuẩn bị như thông báo nợ, email nhắc nhở thanh toán, chi phí phát sinh do đòi nợ, chi phí lãi vay ngân hàng.

Thời hiệu khởi kiện

Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện thường là ngày đến hạn thanh toán theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận điều chỉnh của các bên. Thời hiệu khởi kiện là yếu tố cần lưu ý khi quyết định khởi kiện.

  • Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Tuy nhiên, đối với yêu cầu trả nợ gốc, khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu.
  • Đối với yêu cầu trả lãi trong tranh chấp hợp đồng, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo Điều 429 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể khởi kiện yêu cầu thanh toán nợ gốc sau thời hạn 2 năm, nhưng đối với khoản lãi cần tuân thủ thời hiệu 3 năm.

Thủ tục

Thủ tục khởi kiện khi khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng bao gồm các bước chính sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

  • Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án.
  • Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Thụ lý vụ án.

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ thông báo cho doanh nghiệp nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo, doanh nghiệp phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án. Tòa án sẽ thụ lý vụ án kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử.

  • Thẩm phán sẽ lấy lời khai các bên, xác định những vấn đề các bên đã thống nhất hoặc chưa thống nhất.
  • Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải
  • Nếu các bên có thể hòa giải được, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm.

  • Trường hợp không hoà giải được và xét thấy đã đầy đủ chứng cứ, toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
  • Sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án sẽ ban hành bản án. Các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc ngày nhận được bản án.
  • Nếu không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật sau 1 tháng kể từ ngày tuyên án.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án sẽ như thế nào

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án sẽ như thế nào?

Dịch vụ tư vấn thủ tục đòi công nợ khi khách hàng không thanh toán theo hợp đồng

Dịch vụ tư vấn thủ tục đòi công nợ thường bao gồm các nội dung:

  • Tư vấn xây dựng hợp đồng, điều khoản thanh toán để phòng ngừa rủi ro.
  • Hỗ trợ đàm phán, thương lượng với khách hàng nợ.
  • Tư vấn áp dụng các biện pháp xử lý khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài đòi công nợ.
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng tại Tòa án trong vụ án đòi công nợ.
  • Tư vấn thủ tục thi hành án sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực.

Khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng là vấn đề xuất hiện trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược xử lý phù hợp. Việc áp dụng đúng các biện pháp pháp lý và tuân thủ quy trình khởi kiện sẽ giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp. Nếu Quý khách đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, hãy hỏi luật sư của chúng tôi qua hotline 1900633716 để được Luật sư sự tư vấn chi tiết về các phương án giải quyết hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Scores: 4.9 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Luật sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Dân Sự, Lao Động, Thừa Kế, Hôn Nhân Gia Đình, Doanh Nghiệp..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật TP.HCM

Số năm kinh nghiệm thực tế: 11

Tổng số bài viết: 23 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716