Đối mặt với các tranh chấp dân sự như thừa kế, đất đai, hôn nhân gia đình…, việc khởi kiện là giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, đồng thời hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện dân sự theo mẫu số 23 mới nhất, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, bạn có thể tự tin thực hiện các bước thủ tục khởi kiện một cách chính xác và hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất.
Mục lục
Đối mặt với các tranh chấp dân sự như thừa kế, đất đai, hôn nhân gia đình…, việc khởi kiện là giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, đồng thời hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện dân sự theo mẫu số 23 mới nhất, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, bạn có thể tự tin thực hiện các bước thủ tục khởi kiện một cách chính xác và hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất.
Hướng dẫn soạn mẫu đơn khởi kiện dân sự
Điều kiện khởi kiện dân sự là gì?
Khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân nhằm đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp. Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền khởi kiện tại Hiến pháp, cụ thể hơn là tại Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, khi khởi kiện cũng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
- Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
- Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền xét xử giải quyết của tòa án;
- Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
- Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ai là người có quyền khởi kiện?
Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về Quyền khởi kiện vụ án như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, theo quy định thì mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hướng dẫn soạn mẫu đơn khởi kiện dân sự
Mẫu đơn khởi kiện
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc soạn mẫu đơn khởi kiện dân sự theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tùy vào từng vụ việc mà đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi sẽ có sự khác biệt. Quý bạn đọc nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp của mình hoặc nhờ Luật sư tư vấn để hoàn thành hồ sơ khởi kiện nhằm bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự
Nội dung cơ bản của đơn khởi kiện dân sự gồm:
- Thông tin người khởi kiện: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú, số điện thoại;
- Thông tin người bị kiện: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú, số điện thoại;
- Thông tin người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có): Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú, số điện thoại;
- Thông tin người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có); Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú, số điện thoại;
- Vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự – Mẫu số 23-DS
Tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 198 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 91 quy định về nghĩa vụ chứng minh thì đối với các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án, trừ một số trường hợp theo luật định.
Ngoài ra, cần lưu ý khi đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án cần lập biên bản. Trong biên bản ghi nhận việc nộp tài liệu, chứng cứ phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ dân sự, một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
Luật sư tư vấn hỗ trợ khởi kiện vụ án dân sự
Luật sư tư vấn khởi kiện dân sự
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn luật dân sự có trình độ chuyên môn cao, sẽ giúp quý khách các công việc liên quan đến khởi kiện dân sự như sau:
- Hướng dẫn soạn thảo và điền đơn khởi kiện;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị;
- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo pháp luật.
Trên đây bài viết là hướng dẫn soạn mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự, nếu quý bạn đọc còn điều gì thắc mắc về mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc cần luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0937.552.925 để được các tư vấn giải đáp cụ thể.