Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại là nhu cầu của số đông các doanh nghiệp ngày nay kể từ khi quan hệ kinh doanh thương mại ngày một phát triển. Thẩm quyền giải quyết có thể khác nhau tùy thuộc vào phương thức mà đôi bên lựa chọn, thường thấy nhất trong đó là phương thức hòa giải và trọng tài thương mại. Bài viết sau có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng giải quyết loại tranh chấp này.
Mục lục
Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại là nhu cầu của số đông các doanh nghiệp ngày nay kể từ khi quan hệ kinh doanh thương mại ngày một phát triển. Thẩm quyền giải quyết có thể khác nhau tùy thuộc vào phương thức mà đôi bên lựa chọn, thường thấy nhất trong đó là phương thức hòa giải và trọng tài thương mại. Bài viết sau có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng giải quyết loại tranh chấp này.
Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại
Xác định Tranh chấp thương mại?
Định nghĩa
Hoạt động thương mại được pháp luật xác định là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Như vậy, tranh chấp thương mại sẽ được coi là những mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ giữa hai bên trong quá trình hoạt động thương mại.
Đặc điểm
- Giữa các bên phải tồn tại quan hệ thương mại và tranh chấp;
- Tranh chấp đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Đây là hình thức giải quyết bằng sự bàn bạc, tự thỏa thuận bất đồng giữa các bên. Ở phương thức này không có sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào.
Do vậy, việc giải quyết có thể không phải chịu sự ràng buộc về trình tự, thủ tục luật định như những phương thức khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đối với phương thức này, tranh chấp cũng được giải quyết bằng sự bàn bạc, tự thỏa thuận. Tuy nhiên, ở đây tồn tại sự can thiệp của bên thứ ba làm vai trò trung gian hòa giải. Bên thứ ba có thể là cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
CSPL: Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại của Chính phủ ngày 24 tháng 2 năm 2017.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
Tranh chấp ở đây được giải quyết bằng quyết định của 1 bên thứ ba. Ta gọi bên thứ ba này là trọng tài thương mại, cụ thể hơn, người giải quyết tranh chấp khi này là các trọng tài viên. Tuy nhiên, cần lưu ý cho các bên phải lập thỏa thuận trọng tài.
Thỏa thuận của các bên khi này vẫn được trọng tài viên xem xét nếu nó không vi phạm điều cấm hay trái đạo đức xã hội.
Việc giải quyết không được tiến hành công khai, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, các bên không thể kháng cáo tại Tòa án mà chỉ có thể yêu cầu Tòa hủy phán quyết của Trọng tài.
CSPL: Điều 4, 5 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án
Ở phương thức này; việc giải quyết được thực hiện bằng Tòa án và chỉ tuân theo pháp luật. Tồn tại 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm.
Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác.
CSPL: Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
Lưu ý khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Mỗi cách giải quyết sẽ tồn tại những đặc điểm riêng. Doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp phù hợp tùy vào điều kiện và nhu cầu của mình.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp thương mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp qua Trọng tài thương mại, các bên cần phải lập thỏa thuận trọng tài dưới dạng văn bản. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
CSPL: Điều 319 Luật thương mại 2005; Điều 5, 16 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại
- Giải thích về các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại;
- Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp;
- Hỗ trợ khách hàng lựa chọn phương án tối ưu nhất;
- Đại diện khách hàng thương lượng, hòa giải với đối tác;
- Luật sư tranh tụng tại Tòa bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Giữa các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, việc lựa chọn chưa bao giờ là điều đơn giản. Hiểu được nhu cầu đó, Hội Luật Sư chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn tranh chấp kinh doanh thương mại nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn. Để được luật sư chuyên môn tư vấn sơ bộ ban đầu miễn phí. Xin cảm ơn.