Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty là việc mà luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng về thủ tục khi trong công ty/doanh nghiệp của bạn xảy ra tình trạng tranh chấp nội bộ. Đưa ra cho bạn những giải pháp giải quyết TRANH CHẤP NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP để cho doanh nghiệp có thể lựa chọn. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này của Hội Luật Sư để biết các phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp
Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty
Tranh chấp trong nội bộ công ty là gì?
Tranh chấp trong nội bộ công ty là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong hoạt động điều hành, quản lý, kinh doanh, sản xuất của công ty. Các loại tranh chấp thường xảy ra như là:
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên công ty: tranh chấp này thường phát sinh do phương thức góp vốn và loại tài sản góp vốn ví dụ giá trị tài sản được định giá không đúng.
- Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên Những quyết định không công bằng, không hợp pháp ảnh hưởng quyền lợi các thành viên dẫn đến tranh chấp nội bộ trong công ty.
- Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tranh chấp trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp, hoạt động thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty và các tranh chấp nội bộ khác.
Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ
Có 03 phương thức để giải quyết tranh chấp nội bộ công ty gồm:
- Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải
- Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty bằng trọng tài
- Giải quyết tranh chấp bằng Toà án
Từng phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành như sau:
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải
Thương lượng trực tiếp: Các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau để thương lượng, bàn bạc từng vấn đề để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Thương lượng gián tiếp là các bên gửi cho nhau tài liệu, văn bản trình bày quan điểm của mình về phương án giải quyết.
Mặc dù pháp luật không quy định về phương thức lựa chọn người trung gian hoà giải tuy nhiên các bên có thể lựa chọn người có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp để đứng ra làm trung gian đưa ra ý kiến về việc giải quyết tranh chấp các bên.
Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty bằng trọng tài
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Đây là phương thức được các doanh nghiệp ưu ái lựa chọn vì tính nhanh chóng, tiện lợi của phương pháp này. Có hai phương thức trọng tài mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết vụ việc bằng trình tự, thủ tục mà các bên thỏa thuận xây dựng, đề ra và tuân theo.
Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài mà các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật và theo quy chế, nguyên tắc của trọng tài đó.
Giải quyết tranh chấp bằng Toà án
Theo Điều 4 của bộ luật tố tụng dân sự thì các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Có thể nói đây là phương thức giải quyết tranh chấp đem lại hiệu quả nhất vì bản chất của các quyết định của Toà án mang tính quyền lực nhà nước, có chế tài áp dụng kèm theo nếu các bên không thực hiện.
Các trình tự, thủ tục, quy trình giải quyết tranh chấp được quy định rất chặt chẽ và được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thông thường chỉ khi các biện pháp trên như thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại hiệu quả thì các bên mới khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vì mặc dù giải quyết tranh chấp triệt để những trình tự thủ tục lại rườm rà, phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc.
Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
- Tiếp nhận thông tin về vụ việc, tra cứu các văn bản pháp luật liên quan, điều lệ công ty để tư vấn phương án giải quyết phù hợp nhất tùy theo tình hình cụ thể.
- Tư vấn những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi lựa chọn các phương án giải quyết.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty.
Trên đây là bài viết về Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về việc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty thì hãy liên hệ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí.
Mục lục