Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là tranh chấp phát sinh trong trường hợp các bên trong hợp đồng không tuân theo thỏa thuận được ghi. Giải quyết tranh chấp về cổ phần, vốn góp trong pháp luật Việt Nam là một thủ tục tốn nhiều công đoạn. Để hiểu rõ hơn về loại tranh chấp này cũng như cách giải quyết chúng, mời bạn cùng Hội Luật Sư tham khảo bài viết sau:
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nên được hiểu như thế nào?
Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm cụ thể về chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông bằng quan hệ mua bán, tặng cho hoặc bằng những hình thức khác chuyển nhượng quyền về phần vốn góp của mình cho chủ thể khác. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt cổ đông không thể tự do chuyển nhượng vốn góp, cổ phần như:
- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập nếu không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong vòng 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần do Điều lệ công ty có quy định.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là việc tranh chấp của các bên về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực. Các tranh chấp thường gặp như: tranh chấp về thời hạn thanh toán, tranh chấp về giá chuyển nhượng,…
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về cơ quan nào?
Các bên có thể lựa chọn 1 trong 2 cơ quan giải quyết tranh chấp sau:
- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết.
Trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Trường hợp nhiều bị đơn cư trú, làm việc ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc giải quyết.
Nguyên đơn cũng có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết do đây là tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
- Trọng tài thương mại nếu trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 30; Điểm a Khoản 1 Điều 37; Điểm a Khoản 3 Điều 38; Điểm a Khoản 1 Điều 39; Điểm a,c,g,h Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010.
Thủ tục chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn khởi kiện (Mẫu số 23 – DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
- tờ khác có liên quan trong quá trình thực hiện chuyển nhượng cổ phần.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Quy trình thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trên cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).
Bước 2: Thẩm phán được Chánh án phân công xem xét đơn khởi kiện trong vòng 5 ngày phải ra 1 trong các quyết định sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả sẽ được thông báo cho người khởi kiện.
Bước 3: Nếu vụ án được thụ lý, trong vòng 3 ngày sẽ có thông báo đến cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng phí. Bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan nêu ý kiến về yêu cầu của nguyên đơn bằng văn bản, có thể đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án.
Bước 4: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán để giải quyết vụ án.
Bước 5: Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu hòa giải thành, Tòa ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự. Ngược lại, nếu hòa giải không thành và vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết; công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm.
Bước 6: Tiến hành xét xử sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 195, 196, 197, 199, 205, 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng, cụ thể là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là 03 năm, được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Cơ sở pháp lý: Điều 429 Bộ luật dân sự 2015.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp, phân tích ưu nhược điểm của các hướng giải quyết, hỗ trợ khách hàng đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
- Soạn thảo văn kiện, hồ sơ liên quan, hướng dẫn khách hàng tìm kiếm tài liệu bổ trợ khi cần tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa hoặc Trọng tài thương mại.
- Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan tố tụng.
- Luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa hoặc Trọng tài.
Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Quan hệ về phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn là câu chuyện đau đầu từ ngàn năm. Nếu xử lý không khéo léo có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn giữa các bên trong giai đoạn sau này. Việc tìm kiếm cho mình người luật sư am hiểu chuyên môn và có tư duy giải quyết tranh chấp tốt không bao giờ là dư thừa. Đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại của Hội Luật Sư luôn tự hào là đội ngũ đi đầu về chất lượng, đảm bảo dịch vụ hỗ trợ tận tình, chắc chắn làm hài lòng Quý khách hàng. Hãy chủ động liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn. Xin cảm ơn.
Mục lục