Luật Dân Sự

Có được thế chấp nhà ở xã hội để vay ngân hàng không?

Nhiều người sở hữu nhà ở xã hội băn khoăn liệu có được thế chấp nhà ở xã hội để vay ngân hàng hay không. Vấn đề này thu hút sự quan tâm bởi quy định về nhà ở xã hội có những hạn chế nhất định về quyền sở hữu và sử dụng. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về việc thế chấp nhà ở xã hội vay ngân hàng, đồng thời làm rõ những quy định pháp luật liên quan để bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý.

Nhiều người sở hữu nhà ở xã hội băn khoăn liệu có được thế chấp nhà ở xã hội để vay ngân hàng hay không. Vấn đề này thu hút sự quan tâm bởi quy định về nhà ở xã hội có những hạn chế nhất định về quyền sở hữu và sử dụng. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về việc thế chấp nhà ở xã hội vay ngân hàng, đồng thời làm rõ những quy định pháp luật liên quan để bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý.

Có được thế chấp nhà ở xã hội để vay vốn ngân hàng không

Có được thế chấp nhà ở xã hội để vay vốn ngân hàng không

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là một khái niệm dù phổ biến nhưng vẫn còn một số người chưa hiểu rõ, có thể hiểu nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

Cơ sở pháp lý: khoản 7 Điều 3 Luật nhà ở 2014

Khái niệm nhà ở đầu tiên được xuất phát ở Việt Nam trong Luật nhà ở 2005. Với định hướng là mô hình nhà ở cho các đối tượng khó khăn, thu nhập thấp tại thành thị và nông thôn. Đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 3 nhóm đối tượng chính: gia đình chính sách, người lao động tại khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại các thành phố lớn. Tiêu chí chọn lọc khá là khắt  khe và phải trải qua nhiều giai đoạn đánh giá cũng như xếp hạng hồ sơ người mua nhà.

Quyền sở hữu đối với nhà ở xã hội

Các đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2021 được quy định như sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
  • Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật nhà ở 2014

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được “sổ đỏ” nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.

Quyền sở hữu nhà ở

Quyền sở hữu nhà ở

Nhà ở xã hội có được thế chấp vay vốn ngân hàng không?

Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm thế chấp, theo đó:

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Vậy, thế chấp nhà ở xã hội được hiểu như sau: thế chấp nhà ở xã hội việc một bên dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Do đó, người mua, thuê nhà không được thế chấp trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP

Quy định về thế chấp nhà ở

Quy định về thế chấp nhà ở

Thủ tục thế chấp của nhà ở xã hội để vay vốn ngân hàng

Người dân chỉ được thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng để vay tiền mua chính nhà ở xã hội đó. Theo đó, quy trình thủ tục thế chấp nhà ở xã hội được thực hiện theo sau:

Bước 1: Người vay vốn xuất trình các giấy tờ, văn bản sau:

  • Bản gốc Hợp đồng mua/thuê mua nhà ở xã hội (mẫu số 01 và 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD);
  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho Chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký cho ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2: Ký và công chứng Hợp đồng thế chấp

  • Bên thế chấp và ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục tiến hành ký và công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

  • Khi người vay vốn đã trả tối đa 95% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng đối với mua nhà ở xã hội, ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng chủ đầu tư, người vay vốn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  • Ngay sau khi nhận được giấy hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp, người vay vốn và chủ đầu tư phải bàn giao cho ngân hàng chính sách nơi cho vay.

Bước 4: Khi người vay vốn trả hết nợ thì làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;

Sau đó, Ngân hàng trao trả hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp đã nhận của người vay vốn cho người vay vốn.

Cơ sở pháp lý: Quyết định 8586a/QĐ-NHCS

Luật sư tư vấn thế chấp nhà ở xã hội

Cùng với sự tận tâm, chuyên nghiệp và nhanh chóng, Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng các vấn đề liên quan tới nhà ở xã hội như sau:

  • Tư vấn, cung cấp thông tin pháp lý liên quan tới các vấn đề nhà ở xã hội
  • Tư vấn trình tự thủ tục thế chấp nhà ở xã hội
  • Hướng dẫn soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ để vay ngân hàng
  • Luật sư chuyên môn giúp giải quyết chuyên sâu về vấn đề thế chấp nhà ở xã hội

Hy vọng, bài viết trên đã giúp cho Quý đọc giả có thêm nhiều hiểu biết về thế chấp nhà ở xã hội và các vấn đề pháp lý có liên quan. Quý khách phải thuộc nhóm đối tượng và điều kiện nhất định thì mới có thể mua nhà ở xã hội và chỉ được thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó. Mọi thắc mắc cần hỏi luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0937.552.925 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716