Luật Dân Sự

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có bị xử lý hình sự không?

Cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến để lại những hậu quả khôn lường. Những người cho vay lợi dụng người đi vay lúc khốn khó rồi đưa ra mức lãi suất vay cao ngất ngưỡng so với quy định của pháp luật. Vậy nên Bộ luật hình sự đã quy định về Tội cho vay nặng lãi để có căn cứ hướng dẫn xử lý những trường hợp cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc các dấu hiệu pháp lý và mức xử phạt của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến để lại những hậu quả khôn lường. Những người cho vay lợi dụng người đi vay lúc khốn khó rồi đưa ra mức lãi suất vay cao ngất ngưỡng so với quy định của pháp luật. Vậy nên Bộ luật hình sự đã quy định về Tội cho vay nặng lãi để có căn cứ hướng dẫn xử lý những trường hợp cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc các dấu hiệu pháp lý và mức xử phạt của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Cho vay nặng lãi là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

  • Mức lãi suất cho vay nặng lãi

Theo khoản 1 Điều 468  Bộ luật dân sự 2015, lãi suất cho vay được thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp quy định luật khác có liên quan.

Như vậy, lãi suất vay hợp pháp 1 năm là 20%/năm, 1 tháng là 20%/12 = 1,6666%/tháng. Nếu người nào cho vay với lãi suất vượt quá mức này nghĩa là cho vay nặng lãi.

  • Để cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Thứ nhất, hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự.

Thứ hai, hành vi cho vay nặng lãi thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã từng bị xử phạt hành chính vì hành vi này hoặc đang bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.

Tội cho vay nặng lãi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Khách thể

“Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân.

Mặt khách quan

Về hành vi:

  • Cho người khác vay và áp đặt mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên;

Theo quy định của Bộ luật dân sự, lãi suất cho vay tối đa tính trung bình theo tháng sẽ là: 20%/12 tháng = 1,666%/tháng. Nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất tối đa nói trên, tức là từ 1,666% x 5 lần = 8,33%/tháng trở lên (hoặc từ 100%/năm trở lên) thì hành vi cho vay có dấu hiệu của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tuy nhiên số tiền thu lợi bất chính có được từ hành vi này phải từ 30.000.000 đồng trở lên. Nếu trong giao dịch dân sự, người cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS nhưng thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng và chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội cho vay nặng lãi  nhưng đã được xóa án tích thì không bị coi là phạm tội và cũng không cấu thành tội phạm này.

  • Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Về hậu quả:

  • Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi quá cao. Đối với tội cho vay lãi nặng, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
  • Về số lượng tiền, tài sản cho vay nhiều hay ít không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
  • Về đối tượng cho vay là tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá…

Mặt khách quan của Tội cho vay nặng lãi

Mặt khách quan của Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Chủ thể

Chủ thể “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi cho vay lãi nặng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì lợi ích cá nhân mà vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi nhằm thu lợi bất chính cho bản thân.

Khung hình phạt tội cho vay nặng lãi

Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các khung hình phạt tội cho vay nặng lãi như sau:

Khung hình phạt thứ nhất, đối với những người:

  • Cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự quy định, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
  • Đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay nặng lãi hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.

Những trường hợp trên bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Khung hình phạt thứ hai:

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

  • Tư vấn về xử lý vi phạm về Tội cho vay nặng lãi
  • Tư vấn về dấu hiệu pháp lý về Tội cho vay nặng lãi
  • Tư vấn khung hình phạt về Tội cho vay nặng lãi
  • Hỗ trợ tố giác tội phạm về Tội cho vay nặng lãi
  • Hỗ trợ, đại diện khách hàng tham gia tố tụng.
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ tại Tòa án.

Luật sư tư vấn về tội cho vay nặng lãi

Luật sư tư vấn về tội cho vay nặng lãi

Tội cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, để ngăn chặn tình trạng đó xảy ra ngày càng nhiều thì Nhà nước đã có một số quy định để xử lý hành vi vi phạm này. Bài viết trên của Hội Luật Sư đã tổng hợp những dấu hiệu pháp lý và mức xử phạt của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trong quá trình tìm hiểu nếu có khó khăn hay thắc mắc gì về Quý bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được đội ngũ Luật sư Dân sự, Hình sự tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.6 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716