Luật Dân Sự

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực diễn ra khi có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm từ người có thẩm quyền yêu cầu xét lại bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực. Thủ tục này đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nhằm giúp quý bạn đọc tóm gọn những quy định về tố tụng cách triệt để và dễ hiểu nhất, Hội Luật Sư xin đưa ra bài viết sau:

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực diễn ra khi có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm từ người có thẩm quyền yêu cầu xét lại bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực. Thủ tục này đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nhằm giúp quý bạn đọc tóm gọn những quy định về tố tụng cách triệt để và dễ hiểu nhất, Hội Luật Sư xin đưa ra bài viết sau:

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực

Nên hiểu thế nào về giám đốc thẩm?

Giám đốc thẩm được hiểu là xem xét lại bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Cơ sở pháp lý: Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều kiện đề nghị thực hiện thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình; dẫn đến quyền lợi hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định pháp luật;
  • Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự, xâm phạm lợi ích của công cộng, của Nhà nước, của người thứ ba.
  • Người đề nghị có đơn đề nghị hoặc có thông báo, kiến nghị. Đối với trường hợp xâm phạm lợi ích của công cộng, của Nhà nước, của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

Cơ sở pháp lý: Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Ai có quyền kháng nghị bản án giám đốc thẩm đã có hiệu lực?

Ai có quyền kháng nghị bản án giám đốc thẩm

Ai có quyền kháng nghị bản án giám đốc thẩm đã có hiệu lực

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu xét thấy cần thiết có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao, của Tòa án khác, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Cơ sở pháp lý: Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thời hạn kháng nghị

Thời hạn kháng nghị

Thời hạn kháng nghị

Thông thường, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài thêm 02 năm khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đương sự đã có đơn đề nghị và sau khi hết thời hạn, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
  • Bản án, quyết định của Tòa vi phạm pháp luật; xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự, của người thứ ba; xâm phạm lợi ích của cộng đồng, của Nhà nước, phải kháng nghị để khắc phục sai lầm đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực

Bước 1: Đương sự gửi đơn đề nghị; tài liệu chứng cứ và bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật đến Tòa án, Viện kiểm sát bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

Bước 2: Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn.

Bước 3: Tòa án, Viện kiểm sát kiểm tra hồ sơ đề nghị.

  • Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đúng yêu cầu; người gửi phải sửa đổi, bổ sung trong vòng 01 tháng. Nếu hết thời hạn mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị.
  • Trường hợp hồ đơn đã hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị phân công người có trách nhiệm nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định.

Bước 4: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 5: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định.

Bước 6: Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm.

Bước 7: Mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 328, 329, 330, 331, 335, 336, 340, 341 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự có hiệu lực

  • Nghiên cứu, đánh giá Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề nghị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm;
  • Tư vấn phương án đề nghị xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu cần thiết;
  • Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại phiên tòa xét xử Giám đốc thẩm.

Bài viết trên đã tóm gọn lại quy trình giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực của Tòa. Tuy nhiên, việc xem xét để được thực hiện thủ tục giám đốc thẩm không phải là điều đơn giản. Chúng ta cần sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn để đảm bảo vấn đề được giải quyết cách triệt để nhất. Hiểu được nhu cầu đó, Hội Luật Sư chúng tôi cho ra đời Đội ngũ luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý vị trong khuôn khổ pháp luật. Liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716