Luật Dân Sự

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính lại từ đầu khi nào?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính lại từ đầu khi nào? là câu hỏi quan trọng và luôn cần được quan tâm vì đây là thời hạn mà đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin cần thiết về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, cũng như cách tính  thời hiệu.

Tính lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Tính lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện trong vụ việc dân sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự

Theo đó, Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện theo Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

Cách tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Theo Điều 151 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thì thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Việc xác định được thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là yếu tố quan trọng đầu tiên khi nói đến thời hiệu khởi kiện, bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định theo Điề 154 BLDS 2015 như sau:

  • Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

CSPL: Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính lại từ đầu trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 157 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp:

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau

Qua đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra một trong các sự kiện trên.

Các bên trong vụ án dân sự tự hòa giải với nhau

Các bên trong vụ án dân sự tự hòa giải với nhau

Khi hết thời hiệu có được quyền khởi kiện tại tòa án không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố Tụng Dân sự 2015 thì “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”.

Như vậy, có nghĩa là khi không ai có yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện hoặc đưa ra yêu cầu thì Tòa án vẫn phải thụ lý và giải quyết theo thủ tục luật định.

Do đó, khi hết thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư hỗ trợ tư vấn về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Tư vấn về cách tính thời hiệu khởi kiện

Tư vấn về cách tính thời hiệu khởi kiện

  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp dân sự;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn khởi kiện dân sự, đơn phản tố(tư cách bị đơn), bản tự khai, đơn từ tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án dân sự;
  • Luật sư tham gia phiên tòa tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng về tranh chấp dân sự;
  • Đưa ra phương án tối ưu nhất, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên liên quan đến trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự, giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Tóm lại, thời hiệu khởi kiện là một vấn đề pháp lý quan trọng cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, trong một vụ án dân sự thì Quý độc giả cần phải nắm vững kiến thức về thời hiệu khởi kiện từ đó có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế được các rủi ro pháp lý xảy ra trong tương lai.

Nếu Quý độc giả có nhu cầu cần được tư vấn pháp lý về vấn đề này hoặc liên quan đến tranh chấp dân sự, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật dân sự qua HOTLINE: 0937.552.925 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng trong tố tụng dân sự

Scores: 4.5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716