Hợp đồng ủy quyền là công cụ pháp lý quan trọng, giúp người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thực hiện công việc thay mặt mình. Vậy, có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không?. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, bao gồm điều kiện, thủ tục, trường hợp không thể đơn phương chấm dứt, các vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.
Mục lục
Hợp đồng ủy quyền là công cụ pháp lý quan trọng, giúp người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thực hiện công việc thay mặt mình. Vậy, có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không?. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, bao gồm điều kiện, thủ tục, trường hợp không thể đơn phương chấm dứt, các vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Về khái niệm liên quan đến hợp đồng ủy quyền được quy định Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Phạm vi đại diện
Quy định tại Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015 về phạm vi đại diện
Thứ nhất, Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Điều lệ của pháp nhân;
- Nội dung ủy quyền;
- Quy định khác của pháp luật.
Thứ hai, Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ ba, Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ tư, Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, chấm dứt hợp đồng là việc kết thúc, ngừng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đã đạt được khi giao kết hợp đồng. Việc tuân thủ quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong giai đoạn kết thúc giao dịch dân sự. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp được quy định trên, theo đó sẽ dân đến những hậu quả pháp lý nhất định.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”
Như vậy, các bên trong hợp đồng ủy quyền đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nhưng phải có trách nhiệm báo trước, trả thù lao hoặc bồi thường thiệt hại dựa theo loại hợp đồng ủy quyền theo quy định trên.
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền được quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Thường thì thời hạn của hợp đồng ủy quyền, trước khi hết thời hạn hợp đồng ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận. Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 1 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Luật sư tư vấn hiệu lực của hợp đồng ủy quyền
Chúng tôi với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề như:
- Soạn thảo hợp đồng ủy quyền
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng ủy quyền
- Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Bài viết trên của đã cung cấp thông tin cho Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn pháp lý liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng hay các vấn đề liên quan đến hợp đồng cần hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào cần Hỏi luật sư vui lòng liên hệ Hotline 0937.552.925 để được luật sư tư vấn hợp đồng giải đáp và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!