Luật sư tư vấn hợp đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp với doanh nghiệp

Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp với doanh nghiệp là vấn đề pháp lý thường gặp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên liên quan. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bài viết này sẽ phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, giúp doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp

Các loại hợp đồng phổ biến giữa các doanh nghiệp

Các hợp đồng phổ biến giữa các doanh nghiệp theo Luật Thương mại (LTM) 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) được ban hành 05/7/2019 bởi Văn phòng Quốc hội gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng dịch vụ.
  • Hợp đồng xúc tiến thương mại.
  • Hợp đồng về trung gian thương mại.
  • Các loại hợp đồng khác.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp được xác định là tranh chấp thương mại vì các chủ thể đều có hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 LTM 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì: Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ phụ thuộc vào luật mà các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu tuân theo quy định giải quyết tranh chấp tại Điều 317 LTM 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) bao gồm các phương thức sau:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo các phương thức giải quyết tranh chấp ở trên sẽ có từng cơ quan giải quyết tranh chấp tương ứng.

  • Thương lượng là phương thức hòa giải dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp. Không có thành phần trung gian mà chỉ do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.
  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên trung gian để hỗ trợ, thuyết phục và tìm ra phương án giải quyết. Bên trung gian là hòa giải viên thương mại.
  • Giải quyết tại Trọng tài sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết. Các bên tự thỏa thuận Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên giải quyết vụ việc của mình.
  • Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp khi một trong các bên gửi đơn khởi kiện đến Tòa án và được Tòa án thụ lý. Quyết định/bản án của Tòa án khi được ban hành sẽ có hiệu lực bắt buộc các chủ thể phải thi hành.

Thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Dưới góc độ này thì tranh chấp thương mại thực chất là tranh chấp hợp đồng – đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại và luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Tùy

Theo quy định tại Điều 319 LTM 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) về thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Thương lượng

  • Do các bên tự thỏa thuận đưa ra phương án giải quyết cuối cùng, không cần sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian.
  • Trình tự, thủ tục giải quyết không chịu sự ràng buộc của pháp luật.
  • Không có quy định nào điều chỉnh việc thực thi với thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.

Hòa giải

  • Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
  • Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
  • Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

(CSPL: Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP được ban hành ngày 24/02/2017).

Trọng tài thương mại

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

  • Nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các giấy tờ liên quan gửi đến Trung tâm trọng tài.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khởi kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu đính kèm.
  • Khi xét thấy yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không đúng với sự thật, bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến tranh chấp.
  • Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài.
  • Trung tâm trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Tiến hành hòa giải, công nhận hòa giải.
  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Các bên tự nguyện thi hành phán quyết. Nếu bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành phán quyết có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

(CSPL: khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 30, Điều 32, Điều 36, Điều 54, Điều 58, Điều 65, Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010).

Tòa án

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
  • Tòa án tiếp nhận, phân công Tòa án xem xét và thụ lý đơn kiện.
  • Thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Tòa án thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng. trở ngại khách quan có thể gia hạn nhưng không quá 01 tháng.

(CSPL: Điều 30, Khoản 4, 5 Điều 189, Điều 197, điểm b khoản 1 Điều 203, khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Luật sư tư vấn xử lý tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đưa ra phương án hòa giải có lợi nhất;
  • Chuẩn bị đơn khởi kiện ra Trọng tài;
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra Tòa án;
  • Luật sư bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình thương lượng, hòa giải với bên tranh chấp;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án/Trọng tài.

Như vậy, các phương thức giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp gồm: thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục của mỗi phương thức sẽ khác nhau. Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, vui lòng liên hệ đến Hotline 0937.552.925 để được luật sư hợp đồng tư vấn trực tiếp.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Scores: 4.6 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716