Tranh chấp hợp đồng là tranh chấp dân sự phát sinh trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng đã giao kết. Có rất nhiều loại tranh chấp hợp đồng, ví dụ như tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, … Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay vô cùng phức tạp. Để hiểu rõ hơn, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Những trường hợp tranh chấp hợp đồng dân sự thường gặp
- Tranh chấp về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Tranh chấp về thời điểm chuyển giao rủi ro;
- Tranh chấp về thời điểm giao hàng, thời điểm thanh toán;
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng;
- Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán;
- Tranh chấp về số lượng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, …
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp không hiệu quả vì phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Có sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải viên với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Cũng giống như phương thức thương lượng, phương thức hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Bên cạnh đó, Trọng tài còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trọng tài.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên, thời gian giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường kéo dài, do thủ tục tố tụng rất nghiêm ngặt.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Nguyên tắc bình đẳng: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản (khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015);
- Nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết, thỏa thuận: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng (khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015);
- Nguyên tắc thiện chí trung thực: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. (khoản 3 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015);
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015);
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự (khoản 5 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015).
Dịch vụ tư vấn nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Tư vấn cho khách hàng có quy định pháp luật liên quan;
- Tư vấn phương thức giải quyết khi có tranh chấp;
- Tư vấn, soạn thảo kế hoạch thương lượng, hòa giải;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của khách hàng;
- Cử nhân viên pháp lý đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng;
- Cử luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn thi hành án.
Một số câu hỏi thường gặp
Hòa giải khi giải quyết tranh chấp hợp đồng ở đâu?
- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của hòa giải viên (tương tự phương thức tự thương lượng);
- Hòa giải trong tố tụng trọng tài: theo Điều 9 Luật trọng tài thương mại 2010, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải;
- Hòa giải trong tố tụng dân sự: theo Điều 10 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng ở đâu?
- Khởi kiện tới Trọng tài thương mại khi có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng, hoặc trong một văn bản độc lập với hợp đồng theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010;
- Trường hợp không có thỏa thuận trọng tài hoặc có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thực hiện được thì khởi kiện tranh chấp tại Tòa án theo quy định theo khoản 1 Điều 4 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 3, Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
Với những thông tin liên quan tranh chấp hợp đồng dân sự, phương thức cũng như nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp, Hội Luật Sư đã giải đáp phần nào thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp vui lòng liên hệ qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được Luật sư Trần Như Lực lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.
Mục lục