Luật Lao Động

Hướng dẫn thủ tục khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

Thủ tục khám giám định lại tai nạn lao động tái phát là vấn đề đang được quan tâm sau khi người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động thực hiện quy trình này để xác định tỷ lệ suy giảm nhằm đảm bảo được hưởng trợ cấp. Trong bài viết này, chung tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc quy trình, thủ tục, hồ sơ y khoa cần cho người lao động khám giám định lại khi tái phát.

Thủ tục khám giám định lại tai nạn lao động tái phát là vấn đề đang được quan tâm sau khi người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động thực hiện quy trình này để xác định tỷ lệ suy giảm nhằm đảm bảo được hưởng trợ cấp. Trong bài viết này, chung tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc quy trình, thủ tục, hồ sơ y khoa cần cho người lao động khám giám định lại khi tái phát.

Khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

Khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

Quy định về giám định lại trong lao động

Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT:

  • Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mắc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.

Khi nào người lao động tai nạn lao động được khám giám định lại?

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
  • Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
  • Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

CSPL: khoản 1 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Hướng dẫn giám định lại tai nạn lao động tái phát

Hồ sơ

Hồ sơ khám giám định lại

Hồ sơ khám giám định lại

Hồ sơ khám giám định lại do tái phát theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT bao gồm:

  • Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
  • b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
  • Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
  • Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
  • Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Trình tự thực hiện

  1. Bước 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và thân nhân của Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (gọi tắt Người lao động và thân nhân) nộp hồ sơ giám định tại Quầy tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
  2. Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng
  3. Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

CSPL: Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT.

Luật sư tư vấn khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

Tư vấn khám giám định do tái phát

Tư vấn khám giám định do tái phát

  • Tư vấn thời điểm hợp lý để người lao động có thể khám giám định lại.
  • Chuẩn bị hồ sơ giám định lại.
  • Trình tự, thủ tục khám giám định.
  • Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng khi khám giám định lại.

Trên đây là những quy định liên quan tới vấn đề khám giám định lại đối với người lao động khi tái phát. Bên cạnh đó là hướng dẫn cụ thể về quy trình các bước cần thực hiện bao gồm chuẩn bị hồ sơ, trình tự thực hiện khi người lao động khám giám định lại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hay quan tâm đến vấn đề gì cần hỏi luật sư tư vấn luật lao động miễn phí qua Zalo hoặc Hotline: Hotline 0937.552.925 trình bày nội dung, sự việc cần tham vấn để được luật sư hỗ trợ tốt nhất.

Scores: 4.9 (43 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716