Mẫu đơn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật được sử dụng khi người yêu cầu giám định đề nghị giám định lại thương tật khi kết quả giám định chưa chính xác hoặc có dấu hiệu sai lệch. Việc yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin giám định lại tỷ lệ thương tật một cách đầy đủ và chính xác.
Mục lục
Mẫu đơn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật được sử dụng khi người yêu cầu giám định đề nghị giám định lại thương tật khi kết quả giám định chưa chính xác hoặc có dấu hiệu sai lệch. Việc yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin giám định lại tỷ lệ thương tật một cách đầy đủ và chính xác.
Đơn yêu cầu giám định lại thương tật
Trường hợp nào cần giám định lại thương tật?
Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.
Theo Điều 211, 212 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, giám định lại sẽ được thực hiện khi thuộc một trong căn cứ sau đây:
- Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác.
- Thứ hai, khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định (trường hợp đặc biệt)
Cơ quan có thẩm quyền giám định lại thương tật
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, bao gồm:
- Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
Việc giám định lại sẽ được thực hiện tại các tổ chức nói trên. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do người giám định khác với người giám định lần đầu thực hiện.
Tham khảo thêm bài viết: Giám định thương tật ở đâu
Đơn xin yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật
Mẫu đơn yêu cầu giám định lại thương tật
________________________________________________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——
…., ngày….tháng…. năm 2023.
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT
Kính gửi: (1) …………………………………
Tên tôi là:…………………………………(2), Sinh năm…………………..…………………
Chứng minh nhân dân số:………………… nơi cấp ……………… ngày cấp ……………….
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………
Là người đại diện của bị hại là ông/bà/anh/chị…………………………(nếu là người đại diện)
Giấy Ủy quyền số……………………………………………………………………………(3)
Ngày…/…/……., ……………. có xác định tỷ lệ thương tật đối với bị hại là ông/bà/anh/chị……….là……%
Nhưng phía bị hại chúng tôi không đồng ý với kết quả giám định trên và chứng cứ để có thể cho rằng tỷ lệ thương tật đối với bị hại còn cao hơn nhiều so với kết quả giám định của Cơ quan điều tra đã xác định, các tài liệu chứng minh chúng tôi gửi kèm theo đơn này……………………………………………………………………………………………(4)
Căn cứ Điều 45, Điều 73, Điều 214, Điều 297, Điều 316 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tôi làm đơn này kính mong Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định hoãn phiên tòa để tiến hành giám định bổ sung, giám định lại tỷ lệ thương tật của ông/bà/anh/chị …………………………………………………………………………………
Kính mong được xem xét giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
………………………………………………………………………………………………(5)
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
________________________________________________________________
Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật
- (1): Điền thông tin cơ quan đang giải quyết theo thẩm quyền
- (2): Điền tên người làm đơn
- (3): Điền giấy Ủy quyền
- (4): Điền nội dung đơn
- (5): Điền giấy tờ, tài liệu chứng minh nộp kèm theo đơn
>>> CLICK TẢI: MẪU ĐƠN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH LẠI TỶ LỆ THƯƠNG TẬT
Trình tự, thủ tục giám định lại tỷ lệ thương tật
Thủ tục giám định lại thương tật
Theo khoản 3 Điều 205, Điều 213, Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, để giám định lại tỷ lệ thương tật trong vụ án hình sự, người yêu cầu giám định lại thực hiện qua những bước sau:
- Bước 1: Người có quyền yêu cầu giám định lại thương tích
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Bước 4: Trong thời hạn 09 ngày, cơ quan, cá nhân thực hiện giám định phải tiến hành giám định và gửi kết luận trong vòng 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định cho người yêu cầu và cơ quan trưng cầu giám định. Trường hợp không thể tiến hành trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kết luận cho người tham gia tố tụng có liên quan.
Thời hạn giám định lại tỷ lệ thương tật
Thời hạn giám định lại tỷ lệ thương tật
Theo khoản 4 Điều 206 và điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thời hạn giám định lại tỷ lệ thương tật là không quá 09 ngày. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Tư vấn cách yêu cầu thực hiện giám định lại tỷ lệ thương tật
- Tư vấn các trường hợp bắt buộc phải giám định thương tật để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
- Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giám định lại thương tích;
- Soạn thảo đơn từ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc yêu cầu giám định lại thương tích;
- Đại diện khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan.
Việc yêu cầu giám định lại tỷ lệ tật khi có căn cứ cho rằng kết quả giám định lần đầu không chính xác, không khách quan. Quý khách cần nắm rõ kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân và người thân. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ qua Hotline 0937.552.925 để được luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ trực tuyến miễn phí.