Luật Hình Sự

Giám định thương tật ở đâu, trình tự, thủ tục xin giám định mới nhất

Giám định thương tật ở đâu là câu hỏi mà nhiều người có nhu cầu giám định thương tật đang thắc mắc, bên cạnh đó, nhu cầu tìm hiểu về hồ sơ, trình tự, thủ tục giám định thương tật hay nơi xin giấy chứng nhận kết quả giám định thương tật cũng ngày càng nhiều. Bài viết sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc cụ thể chi tiết cho Quý vị bạn đọc.

Giám định thương tật ở đâu là câu hỏi mà nhiều người có nhu cầu giám định thương tật đang thắc mắc, bên cạnh đó, nhu cầu tìm hiểu về hồ sơ, trình tự, thủ tục giám định thương tật hay nơi xin giấy chứng nhận kết quả giám định thương tật cũng ngày càng nhiều. Bài viết sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc cụ thể chi tiết cho Quý vị bạn đọc.

Giám định thương tật ở đâu

Giám định thương tật ở đâu

Giám định thương tật là gì?

  • Trong luật không có định nghĩa về giám định thương tật, nhưng có quy định về khái niệm giám định tư pháp.
  • Theo đó, Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. (Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012)
  • Tuy nhiên có thể hiểu, giám định thương tật là quá trình xác định tỉ lệ thương tật bằng các phương pháp y khoa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ khi chủ thể bị các hành vi của người khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của mình cần phải biết được tỉ lệ thương tật mà mình đang phải chịu, từ đó là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền truy tố trách nhiệm hình sự và người bị hại có cơ sở để tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ thể yêu cầu giám định thương tật

Thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết.

Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

  • Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
  • Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. (căn cứ theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Thứ hai: Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. (căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Giám định thương tật ở đâu

Cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)
  • Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
  • Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật.

(căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012).

>>> Tham khảo thêm: Cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật trong vụ án hình sự

Trình tự, thủ tục xin giám định thương tật

thủ tục xin giám định thương tật

thủ tục xin giám định thương tật

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền phải trưng cầu giám định trong các trường hợp sau:

  • Khi có nghi ngờ về cá nhân đó gặp vấn đề trong việc nhận thức, điều khiển hành vi, khả năng khai báo,…có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án.
  • Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết
  • Nguyên nhân chết người
  • Thương tích, mức độ tổn hại về sức khỏe hoặc khả năng lao động
  • Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ, …Xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng, bạc, đá quý,…
  • Mức độ ô nhiễm môi trường.

Như vậy, trường hợp cá nhân khi bị gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án.

Lưu ý:

  • Như ở trên đã đề cập, giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe là trường hợp bắt buộc, do đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.
  • Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.
  • Cá nhân cần xác định tỷ lệ thương tật hoặc đại diện của họ khi thực hiện yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức thực hiện việc giám định phải trả kết quả giám định đúng thời hạn, đúng nội dung đã yêu cầu. Nếu trong trường hợp không rõ về kết quả giám định có quyền yêu cầu tổ chức đó phải giải thích về kết quả cho mình. (Theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp năm 2012).
  • Trường hợp nếu xét thấy nội dung kết luận giám định thương tật chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có căn cứ cho rằng không chính xác thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định lại (Theo quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp năm 2012)

Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.

  • Cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định hoặc cá nhân có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định.
  • Việc giao, nhận các tài liệu, giấy tờ trưng cầu, yêu cầu giám định được thực hiện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
  • Tiến hành giám định cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe tại cơ quan giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án.
  • Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
  • Lưu ý:
  • Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định (Khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Thời hạn này cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương tật.
  • Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định

Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Thẩm quyền giải quyết đơn xin giám định thương tật

  • Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
  • Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết đơn xin giám định thương tật (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án).

(căn cứ Điều 205, 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

>>> Tham khảo thêm: Trình tự thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự

Luật sư tư vấn thủ tục xin giám định thương tật

Luật sư tư vấn giám định thương tật

Luật sư tư vấn giám định thương tật

  • Tư vấn, cung cấp các thông tin về quy định liên quan đến thủ tục giám định thương tật (nơi nộp đơn xin giám định thương tật, vết thương tích, cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật, bao lâu có kết quả giám định thương tật..)
  • Hỗ trợ soạn thảo các đơn từ liên quan (đơn xin giám định thương tật, đơn khiếu nại, mẫu giấy tờ, hồ sơ cần thiết…)
  • Đại diện khách hàng tham gia các phiên tòa hình sự liên quan đến kết quả giám định, các vụ án bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề lĩnh vực pháp luật khác nhau.

Khi một cá nhân bị thương tích do người khác gây ra và muốn yêu cầu bồi thường hay tố giác hành vi đó do có tính chất tội phạm thì nhu cầu giám định thương tật sẽ phát sinh. Tuy nhiên, trình tự thủ tục giám định thương tật khá rắc rối, và việc sử dụng kết quả giám định thương tật cũng như các vấn đề liên quan khác cũng khá phức tạp. Liên hệ HOTLINE: 0937.552.925 hoặc Email: tuvanluat@hoiluatsu.vn để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ giải đáp chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan giám định thương tật được nhiều người quan tâm:

Scores: 4.8 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716