Luật Hình Sự

Tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

Tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi được xác định là hành vi dụ dỗ, xúi giục đối với trẻ em, vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của trẻ em được pháp luật và nhà nước ta bảo vệ. Vậy thì hành vi đó được hiểu như thế nào, người thực hiện hành vi bị phạt bao nhiêu và đi tù bao nhiêu năm sẽ được giải thích rõ trong bài viết sau đây.

Dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi

 Dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi

Trẻ em là gì?

  • Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi căn cứ quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016.
  • Tuy nhiên, quy định pháp luật một số nước và các điều ước quốc tế quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi căn cứ quy định tại Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Một số hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em dưới 18 tuổi

Một số hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em

Một số hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em

Quan hệ với trẻ em dưới 18 tuổi

Một số tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như:

Thứ nhất, Tội Hiếp dâm được quy định tại Điều 141, Điều 142.

  • Đây là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
  • Hình phạt tù của tội này là từ khoảng 02 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Thứ hai, Tội Cưỡng dâm được quy định tại Điều 143, Điều 144.

  • Đây là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
  • Hình phạt tù của tội này là từ khoảng 01 năm đến 18 năm.

Thứ ba, Tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145.

  • Hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • Hình phạt tù của tội này từ khoảng 01 năm đến 10 năm.

Hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù được sự đồng thuận của nạn nhân thì vẫn có thể cấu thành Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Xúi giục trẻ dưới 18 tuổi phạm tội

Bộ luật Hình sự không quy định hành vi xúi giục trẻ dưới 18 tuổi là một tội phạm cụ thể nhưng sẽ được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, việc dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp được xem là tội phạm khi thực hiện một trong những hành vi:

  • Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
  • Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
  • Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

Mức phạt tù đối với tội này từ khoảng 01 đến 07 năm.

Cơ sở pháp lý: điểm o khoản 1 Điều 52, Điều 325 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Dụ dỗ trẻ dưới 18 tuổi bỏ nhà đi

Bộ luật Hình sự không quy định hành vi dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi là một tội phạm cụ thể.

Tuy nhiên, hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ dưới 16 tuổi đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang nhằm động cơ trục lợi thì có thể xem xét xử phạt hành chính từ khoảng 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013.

Dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi bị xử lý khi nào?

Xử lý người phạm tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi

Xử lý người phạm tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi

Khi có dấu hiệu dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi và Pháp luật Hình sự quy định đó là hành vi phạm tội thì có thể cung cấp thông tin để cơ quan có thẩm quyền xem xét khởi tố. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định gồm:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Cơ sở pháp lý: Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Hành vi cấu thành tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi

  • Chủ thể: người thực hiện hành vi đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi: là tình tiết định tội được quy định trong Bộ luật Hình sự như dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo, ép buộc,…
  • Nạn nhân: người dưới 18 tuổi.

Luật sư tư vấn bào chữa Tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi

  • Tư vấn quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
  • Tư vấn hỗ trợ làm việc với cơ quan chức năng.
  • Tư vấn thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có lợi cho thân thủ.
  • Tư vấn quy định pháp luật về Tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi.
  • Tư vấn khung hình phạt của Tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi.

Trẻ em dưới 18 tuổi là đối tượng được Nhà nước ta bảo vệ nghiêm ngặt cho nên các tội phạm này thường được xử lý rất nghiêm khắc. Qua bài viết nếu Quý Khách hàng thấy chưa rõ cần hỏi luật sư hình sự tư vấn, vui lòng liên hệ qua Hotline 0937.552.925 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

Scores: 4.7 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716