Luật Hình Sự

Căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự theo quy định mới nhất 2024

Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp cá nhân không phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình do có căn cứ pháp luật hợp lệ. Hiểu rõ các căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự là vô cùng quan trọng để đảm bảo công bằng và chính xác trong việc áp dụng pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn giải thích chi tiết và đầy đủ về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này và những trường hợp cụ thể được áp dụng.

Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp cá nhân không phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình do có căn cứ pháp luật hợp lệ. Hiểu rõ các căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự là vô cùng quan trọng để đảm bảo công bằng và chính xác trong việc áp dụng pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn giải thích chi tiết và đầy đủ về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này và những trường hợp cụ thể được áp dụng.

Căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự

Căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Trong BLHS chi có quy định về miễn trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại một số điều luật ở Phẩn thứ nhất – Những quy định chung và Phần thứ hai – Các tội phạm. Đó là Điểu 16; Điều 29; khoản 2 Điều 91; khoản 4 Điều 110; đoạn 2 khoản 7 Điều 364 và khoản 2 Điều 390. Đây là những trường hợp vì những lý do khác nhau mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này là không cần thiết. Người được miễn trách nhiệm hình sự không bị coi là có án tích.
Cần phải phân biệt trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, miễn trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với không có trách nhiệm hình sự, cho nên trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử nếu không đủ căn cứ để buộc tội thì phải tuyên bố họ không phạm tội chứ không được tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

Căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự

Đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi có quyết định đại xá.

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Ngoài ra, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác mà đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Căn cứ pháp lý: khoản 2, khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Trong nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, các nhà làm luật đã hạn chế đến mức thấp nhất việc truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua việc quy định chế định miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp nhất định và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự:

  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự;
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự;
  • Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội

>>> Xem thêm: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự

Miễn hình phạt có phải là miễn trách nhiệm hình sự?

Mặc dù miễn hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự có một số điểm giống nhau như:

  • Thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước.
  • Không cách ly người phạm tội và người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội mà tạo điều kiện cho họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội;
  • Chỉ được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định;
  • Người phạm tội không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc của việc quyết định hình phạt và án tích.

Tuy nhiên, giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt có điểm khác nhau như: khái niệm, đối tượng, điều kiện áp dụng, thẩm quyền quyết định, hậu quả pháp lý.

  • Về khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người đó đã thực hiện, còn miễn hình phạt là không buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện.
  • Về đối tượng: Đối tượng của miễn trách nhiệm hình sự có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án, còn đối tượng của miễn hình phạt là người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
  • Điều kiện áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt cũng khác nhau, được quy định cụ thể tại Điều 29 và Điều 59 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Do đó, không thể xem miễn hình phạt là miễn trách nhiệm hình sự.

Người được miễn trách nhiệm hình sự có phải là người không phạm tội?

Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Theo đó, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với người phạm tội thì miễn trách nhiệm hình sự cũng chỉ có thể đặt ra đối với người phạm tội. Không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội hoặc không có hành vi thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự.

Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định mà không phải người không phạm tội.

Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______***_______

 ……………., ngày ….. tháng …… năm …..

ĐƠN XIN MIỄN TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Kính gửi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN ………….….……………

– VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN …………………..

Tôi tên: …………………..……………………….…….., Sinh năm:………………………….

CMND số: ……………………cấp ngày:……/…./…..  tại:……………………………………

Là bị cáo trong vụ án ………………………………………… đã bị truy tố theo cáo trạng số:……………… ngày …………………. và sẽ bị xét xử vào ngày …….. tại Tòa sơ thẩm Tòa Án Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.

Tôi xin trình bày như sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………(1)

Tôi làm đơn này kính mong Quý Cơ quan xem xét cho tôi được miễn trách nhiệm hình sự đối với các sai phạm của tôi trong phiên tòa sắp tới.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……(2)

Tôi xin cam kết ……………………………………..

Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Người làm đơn

                                                                                                                       (Ký tên)

…………………………

 

Trong đó:

  • Trình bày vắn tắt nội dung sự việc. Trong đó nêu rõ bị truy tố theo tội danh nào với hành vi phạm tội gì. Trình bày lý do, căn cứ để chứng tỏ mình đủ điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Nêu rõ yêu cầu xin miễn trách nhiệm hình sự.

>> Click tải mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

Luật sư hình sự tư vấn miễn trách nhiệm hình sự

  • Tư vấn trình tự thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự
  • Tư vấn các căn cứ pháp luật về các tình tiết cần xác định để được miễn trách nhiệm hình sự;
  • Tư vấn và đánh giá các cấu thành tội phạm từ đó đề ra phương hướng, cách thức xử lý đem lại quyền lợi cho Khách hàng;
  • Tư vấn soạn thảo đơn xin miễn trách nhiệm hình sự;
  • Tư vấn thủ tục thu thập tài liệu, chứng cứ hỗ trợ chứng minh đủ điều kiện miễn trách nhiệm hình sự;
  • Luật sư với tư cách là người bào chữa tham gia lấy lời khai, hỏi cung bị can, tham gia tranh luận tại phiên tòa, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự.

Hy vọng những bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự. Nếu có thắc mắc hoặc cần luật sư hình sự tư vấn chi tiết bạn có thể liên hệ Hỏi luật sư đến Hotline 0937.552.925 để được luật sư hình sự trực tiếp tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 102 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716