Hệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự bằng việc cho phép kháng cáo bản án sơ thẩm. Khi không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm, đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết mẫu đơn kháng cáo bán án sở thẩm hình sự, tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục và thời gian kháng cáo theo đúng quy định pháp luật.
Mục lục
Hệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự bằng việc cho phép kháng cáo bản án sơ thẩm. Khi không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm, đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết mẫu đơn kháng cáo bán án sở thẩm hình sự, tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục và thời gian kháng cáo theo đúng quy định pháp luật.
Mẫu đơn kháng cáo hình sự
Quy định pháp luật về thực hiện kháng cáo hình sự
Đối tượng kháng cáo
Đối tượng của kháng cáo là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
Theo khoản 2 Điều 330 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng cao gồm: quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định khác của tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Căn cứ kháng cáo
Bị cáo, bị hại và các đường sự có kháng cáo khi họ nhận thấy quyền và lợi ích của mình hoặc của người mà mình đại diện, bảo vệ không được đảm bảo. Thông thường, bị cáo và người đại diện của họ kháng cáo với mục đích xin giảm nhẹ hình phạt, thay đổi tội danh nhẹ hơn, giảm mức bồi thường thiệt hại… Bị hại, người đại diện của họ thường kháng cáo với mục đích yêu cầu tăng hình phạt, thay đổi tội danh nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại,…
Đối tượng của kháng cáo là bản án/quyết định chưa có hiệu lực pháp luật
Thời hạn thực hiện kháng cáo
Theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn kháng cáo được quy định như sau:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Nội dung trong đơn kháng cáo hình sự
Nội dung đơn kháng cáo bao gồm các thông tin sau:
- Phần kính gửi: Ghi tên Tòa đã xét xử sơ thẩm vụ án (ghi cụ thể huyện, tỉnh, thành phố mà Tòa án đặt trụ sở);
- Thông tin người kháng cáo.
Mẫu đơn kháng cáo hình sự mới nhất
Đơn kháng cáo hình sự
Đơn kháng cáo hình sự có thể tham khảo theo mẫu đơn kháng cáo số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………
Người kháng cáo: (2) …………………………………………….
Địa chỉ: (3) ……………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………/Fax:……………
Địa chỉ thư điện tử………………………………………………. (nếu có)
Là:(4)…………………………………………………………………..
Kháng cáo: (5)…………………………………………………………
Lý do của việc kháng cáo:(6)……………………………………..
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7) …..
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..
- …………………………………………………………………………….
- ……………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………..
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
>>> Click tải mẫu đơn kháng cáo hình sự
Hướng dẫn cách điền đơn kháng cáo hình sự
Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo về hình sự:
(1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
(2) Nếu người kháng cáo
– Là cá nhân, thì ghi họ và tên, năm sinh của cá nhân đó;
– Là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của cá nhân
– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo
(5) Ghi cụ thể ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo: căn cứ kháng cáo
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết ví dụ như: yêu cầu giảm mức hình phạt, yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại,…
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: biên lai, giấy biên nhận; bản sao giấy khai sinh;…
(9) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó; trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Luật sư tư vấn kháng cáo trong vụ án hình sự
Luật sư tư vấn kháng cáo, bào chữa trong vụ án hình sự
- Tư vấn pháp luật cho khách hàng về thủ tục và thời hạn kháng cáo;
- Soạn đơn kháng cáo và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện quyền kháng cáo;
- Kháng cáo cho thân chủ với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
- Tư vấn về các vấn đề cần kháng cáo cho thân chủ;
- Tư vấn khách hàng thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi khác (nếu có thu thập tại sơ thẩm chưa đầy đủ);
- Tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm bảo vệ khách hàng.
>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự
Với những thông tin đã cung cấp phần nào giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về mẫu đơn kháng cáo hình sự, cách điền mẫu đơn kháng cáo. Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến kháng cáo vụ án hình sự hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư về các vấn đề kháng cáo, tư vấn pháp luật hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0937.552.925 để được luật sư hỗ trợ tư vấn sơ bộ ban đầu miễn phí.