Luật sư tư vấn hợp đồng

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác mới nhất năm 2024

Hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành người bạn đồng hành của mỗi người trong đời sống. Từ đó, các hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các bên ngày càng nhiều. Vậy khi có những vấn đề tranh chấp xảy ra thì khi nào được quyền chấm dứt hợp đồng hợp tác và gửi thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác với bên còn lại. Vậy mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác có quy định như thế nào? khi nào được chấm dứt, sẽ được hướng dẫn cách soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác chuẩn nhất qua các thông tin cụ thể bên dưới

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác

Hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:

“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”

Do đó, có thể thấy rằng hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các bên về việc cùng góp vốn (tài sản) để thực hiện một số công việc nhằm cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro.

Hơn nữa, để một hợp đồng hợp tác được thực hiện đúng vai trò của mình là “những điều luật bắt buộc” giữa các bên ký kết thì nội dung hợp đồng cần có những nội dung cơ bản như sau:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp, nếu có;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Hợp đồng hợp tác phải được ký kết đúng quy định

Hợp đồng hợp tác phải được ký kết đúng quy định

Khi nào được chấm dứt hợp tác giữa các bên

  • Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  • Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
  • Mục đích hợp tác đã đạt được;
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
  • Ngoài ra, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác và không bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bên cạnh đó, khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Cách soạn thảo thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác.

Thông thường thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác sẽ là văn bản thể hiện một bên đang có ý muốn đơn phương chấm dứt quan hệ hợp tác theo giao kết hợp đồng với bên còn lại, đồng thời sẽ đưa ra các vấn đề cần xử lý khi chấm dứt hợp đồng. Một thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác cần có các nội dung cơ bản  như sau:

  • Thông tin các bên trong hợp đồng;
  • Tình trạng thực hiện hợp đồng của các bên;
  • Lý do chấm dứt hợp đồng hợp tác trong đó đưa ra hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại và các tài liệu đi kèm;
  • Cơ sở và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng
  • Xử lý hậu quả, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)
  • Chữ ký và con dấu của bên phát hành thông báo.

Ngoài ra, còn có các nội dung khác tùy thuộc vào những thỏa thuận trong hợp đồng của các bên và những tình huống cụ thể của các tranh chấp phát sinh.

mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

>>> Click tải: mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

Tham khảo thêm về: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Luật sư hỗ trợ khách hàng thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác.

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về các trường hợp được chấm dứt hợp đồng hợp tác;
  • Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác theo đúng quy định pháp luật ;
  • Đại diện khách hàng đàm phán, thỏa thuận với đối tác;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng khi có những yêu cầu cần thiết thực hiện;
  • Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác;
  • Đại diện, tham gia  tranh tụng tại Tòa án theo sự ủy quyền của khách hàng hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại các phiên tòa;…

Thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng của một bên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp Quý bạn đọc còn bất kỳ những thắc mắc/khó khăn nào liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác hoặc cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716