Luật sư tư vấn hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản hiện nay tuy là loại tranh chấp phổ biến nhưng lại có nhiều tính chất phức tạp nhất. Thực trạng giải quyết đã có rất nhiều bản án xét xử sơ thẩm bị kháng cáo do tính chất phức tạp của loại tranh chấp này. Vậy, hãy cùng Hội Luật Sư tìm hiểu cách giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản này nhé.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là một loại giao dịch dân sự khá phổ biến hiện nay. Theo quy định pháp luật, để 1 giao dịch dân sự có hiệu lực bắt buộc phải đáp ứng 2 điều kiện: Về chủ thể giao kết và về nội dung giao dịch. Thêm vào đó, đối với hợp đồng vay tài sản cần đáp ứng thêm một điều kiện về lãi suất vay.

Về chủ thể giao kết

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Nghĩa là có quyền, nghĩa vụ dân sự đồng thời có khả năng tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

  • Đối với cá nhân: phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không nằm trong các trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Thêm vào đó, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có khả năng tự mình thực hiện giao dịch dân sự chỉ trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch khác cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
  • Đối với pháp nhân: cần có người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền thay mặt doanh nghiệp làm chủ thể đại diện thực hiện hợp đồng vay tài sản

Cơ sở pháp lý: Điều 16, 17, 19, 20, 21 Bộ luật dân sự 2015 & Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020.

Giao kết trên cơ sở tự nguyện: Việc giao dịch hợp đồng vay tài sản phải dựa trên sự tự nguyện của đôi bên. Nếu vi phạm thì pháp luật giải quyết hợp đồng đó vô hiệu.

Cơ sở pháp lý: Điểm a, b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

Về nội dung

Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

  • Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
  • Những hợp đồng vay tài sản có nội dung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội sẽ bị tuyên là vô hiệu.

Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 117 & Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.

Về lãi suất vay tài sản

Theo thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng:

  • Lãi suất xác định theo thỏa thuận các bên (tối đa là 20%/năm, trừ khi pháp luật có quy định khác hoặc khi Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh). Nếu lãi suất > 20%/năm thì mức vượt quá không có hiệu lực
  • Không xác định rõ lãi suất: Lãi suất tối đa là 10%/ năm tại thời điểm trả nợ.

Khi có tranh chấp, tùy từng trường hợp lãi suất được giải quyết như sau:

  • Vay không lãi nhưng không trả hoặc trả không đủ khi đến hạn: Lãi suất tối đa là 10%/ năm tại thời điểm trả nợ (trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác)
  • Vay có lãi nhưng không trả hoặc trả không đủ khi đến hạn:Vay có lãi nhưng không trả hoặc trả không đủ khi đến hạn:

Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì mức lãi suất tối đa là 10%/năm.

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

Cơ sở pháp lý: Điều 468 & Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thương lượng:

  • Các bên tự bàn bạc để đưa ra thỏa thuận giải quyết tranh chấp thay vì khởi kiện. Phương thức này không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Ưu điểm: Không đòi hỏi thủ tục pháp lý phức tạp, hạn chế tối đa chi phí và giữ được bí mật kinh doanh.

Nhược điểm: Các bên phải trung thực, hợp tác và thiện chí.

Hòa giải:

  • Hòa giải viên là bên thứ ba được các bên nhất trí chọn làm trung gian để giải quyết tranh chấp cho họ. Tuy nhiên, hòa giải viên chỉ giúp các bên tìm tiếng nói chung để giải quyết tranh chấp, còn quyết định cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
  • Ưu điểm: Ít tốn kém chi phí, các bên giữ được các bí mật kinh doanh và thường nghiêm túc thực hiện kết quả hòa giải.
  • Nhược điểm: Các bên phải trung thực, hợp tác và thiện chí. Hòa giải không thành dẫn đến mất thời gian hoặc thậm chí hết thời hiệu khởi kiện của các bên.

Hòa giải tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Hòa giải tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Trọng tài thương mại:

  • Trọng tài viên là người trung gian giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài viên có giá trị cưỡng chế thi hành.
  • Điều kiện: Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và Tranh chấp thuộc 1 trong các trường hợp sau: Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp được pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tài.
  • Ưu điểm: Các trọng tài viên thường là người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Việc giải quyết tranh chấp được giữ bí mật.
  • Nhược điểm: Tốn chi phí khá cao và hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không bằng Tòa án.

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010.

Tòa án:

  • Tòa án giải quyết vụ tranh chấp nhân danh quyền lực nhà nước. Các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền khi có các tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết được áp dụng phổ biến trên thực tiễn.
  • Ưu điểm: Quyết định có tính cưỡng chế thi hành cao, án phí thấp hơn khi so với hình thức trọng tài và những sai sót của việc xét xử có thể được khắc phục thông qua thủ tục kháng cáo.
  • Nhược điểm: Thời gian giải quyết kéo dài vì thủ tục tố tụng rất nhiều và cần được nghiêm ngặt xem xét.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Như vậy kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, quyền và lợi ích của bên cho vay đã bị xâm phạm và bên cho vay đã có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 429 Bộ luật dân sự 2015.

Mẫu đơn khởi kiện dân sự tranh chấp hợp đồng vay tài sản

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………….

Người khởi kiện:  …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:  …………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ:  …………………………………………………..(nếu có)

Địa chỉ:  …………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: …..……………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người làm chứng: …….…………………………………………………………………..(nếu có)

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

NỘI DUNG KHỞI KIỆN (3)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

YÊU CẦU KHỞI KIỆN (4)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1……………………………………………………………………………………………………..

2……………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (5)

………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết những nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời trình bày của mình.

                                                                                                Người khởi kiện (6)

 

 

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Ghi rõ nội dung chi tiết của vụ tranh chấp.

(4) Ghi rõ yêu cầu của người khởi kiện đối với từng đối tượng liên quan trong vụ tranh chấp.

(5) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

(6) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Cơ sở pháp lý: Tham khảo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

  1. Giai đoạn 1 – Nộp đơn khởi kiện: Làm đơn khởi kiện theo mẫu như trên và gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  2. Giai đoạn 2 – Xem xét thụ lý vụ án: Sau khi nhận được đơn và tài liệu kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
  3. Giai đoạn 3 – Chuẩn bị xét xử: Tòa tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa ra quyết định công nhận hòa giải thành; nếu không thành thì tiếp tục đến bước tiếp theo.
  4. Giai đoạn 4 – Phiên tòa xét xử sơ thẩm
  5. Giai đoạn 5 – Phiên tòa xét xử phúc thẩm (nếu có)

giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án

giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

  • Tư vấn chiến lược giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, các bước cần tiến hành sao cho tối ưu lợi ích của Quý khách hàng.
  • Soạn thảo văn bản, thực hiện các thủ tục cần thiết tùy theo phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà Quý khách hàng mong muốn.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ Quý khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết
  • Luật sư đại diện Quý khách hàng tham gia các cuộc đàm phán, thương lượng để tối ưu thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Quý khách hàng.

Qua những thông tin cần thiết liên quan đến cách giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, Hội Luật Sư hy vọng đã cung cấp được cho Quý khách hàng thêm hiểu biết về loại tranh chấp thường xảy ra hiện nay – tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Trường hợp cần luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ hoặc có điều cần giải đáp, vui lòng liên hệ qua số HOTLINE qua số điện thoại: 0937.552.925 hoặc Email: tuvanluat@hoiluatsu.vn để được hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716