Luật Đất Đai

Các trường hợp không được tách thửa đất theo quy định mới nhất 2024

Việc nắm rõ các trường hợp không được tách thửa đất là điều quan trọng để đảm bảo việc tách thửa đất diễn ra đúng quy định pháp luật, tránh vi phạm và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện, thủ tục tách thửa, các trường hợp không được tách thửa đất theo quy định mới nhất.

Các trường hợp không được tách thửa đất

Các trường hợp không được tách thửa đất

Tách thửa đất là gì?

Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Điều kiện tách thửa đất.

Đất không có tranh chấp

Một mảnh đất muốn làm thủ tục tách thửa cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Các trường hợp không được tách thửa đất.

Hiện nay, các trường hợp không được tách thửa đất bao gồm:

Đất không có Sổ đỏ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Sổ đỏ, Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai. Như vậy, trường hợp đất không có số đỏ sẽ không đủ điều kiện để tách thửa.

Đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu

  • Khi tách thửa đất thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đáp ứng được điều kiện về diện tích thậm chí chiều cạnh tối thiểu.
  • Diện tích tối thiểu khác nhau phụ thuộc vào Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
  • Vì thế, nếu thửa đất của bạn không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa.

Việc tách thửa không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

  • Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Trong hầu hết các Quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh về điều kiện tách thửa cũng đều đề cập đến nguyên tắc này, nghĩa là, muốn tách thửa phải phù hợp với quy hoạch.
  • Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũng không được tách thửa.

Đất đang có tranh chấp

Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định đất đang có tranh chấp không được phép chuyển nhượng (thể hiện ở đơn giải quyết tranh chấp đất đai).

Đất hết thời hạn sử dụng

  • Điều kiện này áp dụng với loại đất sử dụng có thời hạn (chẳng hạn đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ…).
  • Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,…(theo Điều 188 Luật Đất đai).
  • Vì thế, nếu đất hết thời hạn sử dụng, bạn cũng không được phép tách thửa.

Đất có quyền sử dụng đang bị kê biên

  • Cũng theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…
  • Đồng thời khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008). Vì thế, không có Sổ đỏ để tiến hành làm thủ tục tách thửa.

Đất đã có thông báo thu hồi

  • Căn cứ Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất thì người dân sẽ được cơ quan Nhà nước gửi thông báo thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
  • Thông báo thu hồi đất được gửi đến cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, khi có thông báo thu hồi đất thì cơ quan nhà nước sẽ từ chối hồ sơ đề nghị tách thửa của người sử dụng đất.

Thủ tục thực hiện việc tách thửa đất.

Hướng dẫn thực hiện thủ tục tách thửa đất

Hướng dẫn thực hiện thủ tục tách thửa đất

Căn cứ Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất như sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất
  2. Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
  3. Bước 3: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  4. Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Luật sư tư vấn về hồ sơ tách thửa đất

  • Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện tách sổ đỏ, tách thửa đất;
  • Tư vấn quy trình, hồ sơ thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, tách thửa đất;
  • Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền cho phép tách sổ đỏ, tách thửa đất, nơi tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục này;
  • Rà soát hoặc soạn thảo hồ sơ tách sổ đỏ, tách thửa đất cho quý khách hàng khi có yêu cầu;

Việc hiểu về hồ sơ, thủ tục, điều kiện cũng như các trường hợp không được phép tách thửa giúp cho các hộ gia đình, cá nhân tiết kiệm, rút ngắn được thời gian cũng như chi phí, tiền bạc. Nếu còn vướng mắc Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp ngay với chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 hoặc để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn chi tiết miễn phí.

Scores: 4.7 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716