Tranh chấp đất đai là vấn đề thường xuyên xảy ra và cần được giải quyết một cách thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc trình bày sự việc và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để giải quyết tranh chấp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách viết mẫu đơn khiếu nại đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong các vụ tranh chấp đất đai.
Mục lục
Tranh chấp đất đai là vấn đề thường xuyên xảy ra và cần được giải quyết một cách thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc trình bày sự việc và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để giải quyết tranh chấp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách viết mẫu đơn khiếu nại đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong các vụ tranh chấp đất đai.
Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
Khi nào thì thực hiện khiếu nại tranh chấp đất đai?
- Trường hợp sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau mà các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Trường hợp sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Nộp đơn khiếu nại về đất đai ở đâu?
Người khiếu nại có thể nộp đơn khiếu nại quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai cho Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh tùy theo từng trường hợp:
- Trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc tỉnh.
- Trường hợp khiếu nại về giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người khiếu nại có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Điều 203, 204 Luật Đất đai; Điều 18, 21, 23 Luật khiếu nại 2011.
Về khiếu nại lần 1, người khiếu nại có thể nộp đơn về:
- Chủ tịch UBND cấp huyện để giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc của UBND cấp xã.
Trường hợp người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 thì có thể tiến hành khiếu nại lần 2 theo quy định. Ngươi khiếu nại có thể nộp đơn về:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với các quyết định, hành vi hành chính mà chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở tài nguyên và môi trường giải quyết những người khiếu nại không đồng đồng ý với kết quả.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các quyết định, hành vi hành chính mà chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý.
Căn cứ Điều 18, 21, 23 Luật khiếu nại 2011.
Mẫu đơn giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai
Căn cứ vào Điều 8 Luật Khiếu nại, có hai hình thức khiếu nại đó chinh là đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Mẫu đơn nại giải quyết tranh chấp đất đai
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại;
- Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
Lưu ý: Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011 . Đồng thời có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
(Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 8 Luật khiếu nại 2011 ).
Về mẫu đơn khiếu nại, Quý khách hàng có thể tham khảo ở Phụ lục – Mẫu số 01 Kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: (1)
Họ và tên người khiếu nại:……………………………………………………………………………….. ;
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….. (2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…………… , ngày cấp…………. , nơi cấp: ………………………….(3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:……………………………………………………. ;
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….. (4);
Khiếu nại về việc:……………………………………………………………………………………….. (5);
Nội dung khiếu nại:……………………………………………………………………………………… (6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
>>> Tải mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
Cách viết mẫu đơn
Thực hiện theo Mẫu đơn số 1 ban hành theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
Bước 1: Ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ trang trọng trên cùng
Bước 2: Ghi địa chỉ làm đơn, ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
Bước 3: Viết tên “Đơn khiếu nại”
Bước 4: Viết “Kính gửi” và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Ghi tên người khiếu nại
- Nếu người khiếu nại là cá nhân thì điền tên của cá nhân đó. Nếu là người được ủy quyền thì điền thông thông tin theo Mẫu số 2 – Giấy Ủy quyền khiếu nại, đính kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
- Nếu là người đại diện của cơ quan tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
Bước 6: Ghi thông tin, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại.
Bước 7: Ghi nội vụ việc khiếu nại.
Bước 8: Dẫn theo tài liệu kèm theo (nếu có).
Bước 9: Ký tên.
Trình tự thực hiện thủ tục kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Khi tiến hành khiếu nại trình tự thủ tục thực hiện giải quyết đơn khiếu nại được quy định cụ thể ở Luật Khiếu nại 2011.
trình tự thủ tục khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
Chuẩn bị hồ sơ
Đối với khiếu nại lần đầu:
- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.
- Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp.
- Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có).
- Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có).
- Quyết định giải quyết khiếu nại.
- Các tài liệu khác có liên quan.
- Lưu ý: Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của Pháp luật.
Đối với khiêu khiếu nại lần hai:
- Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được thành lập hồ sơ theo quy định như ở lần đầu, đồng thời kèm theo ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn (nếu có).
Căn cứ pháp lý: Điều 34, 43 Luật khiếu nại 2011 .
Cách thức thực hiện thủ tục nộp đơn.
Thủ tục nộp đơn được thực hiện như sau:
Bước 1: Hoàn thiện đơn và các tài liệu liên quan đến tranh chấp (nếu có).
Bước 2: Gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với mảnh đất đang tranh chấp. Khi đến cơ quan có thẩm quyền, cần thực hiện những điều sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ quy chế tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình và ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản xác nhận những nội dung đã trình bày.
- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về một nội dung.
- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn khiếu nại và tiến hành xử lý theo quy định (xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại,…)
Về thời hạn giải quyết khiếu nại:
- Đối với khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ phức tạp thì có thể kéo dài không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu vùng xa thì không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Đối với khiếu nại lần hai là không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ngoài ra, Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai, người yêu cầu có thể khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hoặc khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại và khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Cơ sở pháp lý: Điều 60, Điều 42 Luật Khiếu nại 2011.
Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai.
- Nghiên cứu hồ sơ, lên phương án hiệu quả cho Khách hành thực hiện quyền khiếu nại.
- Hướng dẫn cách viết đơn và tư vấn trình tự thủ tục khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai cho Khách hàng.
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
- Soạn thảo, chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong đất đai.
- Đại diện khách hàng làm việc tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải tranh chấp đất đai.
- Tham gia vào quá trình tố tụng tranh chấp đất đai.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp cho Tòa án.
- Thay mặt thân chủ nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo.
- Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
Luật Đất đai là lĩnh vực có khá nhiều quy định phức tạp và xảy ra nhiều tranh chấp. Việc nắm được các thông tin về quyền liên quan về khiếu nại sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên đây để nắm được các quy định về mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc có nhu cầu cần hỏi luật sư để được hỗ trợ, vui lòng liên hệ đến luật sư TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI qua số HOTLINE: 0937.552.925 để được tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn!