Luật Đất Đai

Mẫu đơn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cấp sai đối tượng thì người có quyền lợi bị ảnh hưởng được khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bài viết dưới đây của Hội Luật Sư sẽ cung cấp mẫu đơn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp được yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mẫu đơn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mẫu đơn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các trường hợp yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nếu có căn cứ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng với quy định của pháp luật, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy, thu hồi những trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai đối tượng hoặc trái quy định pháp luật;
  • Xảy ra tranh chấp cần phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai đối hoặc trái quy định của pháp luật, người chủ sở hữu sổ đỏ hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó qua các hình thức sau:

  • Kiến nghị, khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Khởi kiện dân sự đối với người có tên trên sổ đỏ.
  • Khởi kiện hành chính đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đó.

Mẫu đơn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục hành chính

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện hành chính

Trong trường hợp người có yêu cầu đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nhưng không hài lòng với kết quả giải quyết, có quyền khởi kiện hành chính đối với giấy chứng nhận đó theo mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.

Nội dung đơn khởi kiện hành chính đối với quyết định cấp GCNQSDĐ như sau:

  • Họ và tên, thông tin của người khởi kiện;
  • Họ và tên, thông tin của người bị kiện;
  • Thông tin của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có);
  • Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị kiện;
  • Tóm tắt nội dung bị kiện, lý do kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Những tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

Thủ tục dân sự

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Trong trường hợp đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nhưng không hài lòng với kết quả giải quyết, trong thời hiệu khởi kiện  người có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quyền khởi kiện người có tên trên sổ đỏ ra Tòa án theo mẫu số 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện dân sự bao gồm đơn khởi kiện có những nội dung sau:

  • Họ và tên, thông tin của người khởi kiện;
  • Họ và tên, thông tin của người bị kiện;
  • Thông tin của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có);
  • Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thủ tục khởi kiện hành chính

Thủ tục khởi kiện hành chính nhà đất

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:

  • Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện theo Mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
  • Kèm theo đơn phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện bị xâm phạm.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
  • Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó.

Chẳng hạn như:

  • Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 nộp kèm theo đơn.
  • Trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì có một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện

Chuẩn bị đơn khởi kiện: Tùy vào thủ tục khởi kiện mà người khởi kiện chuẩn bị đơn đúng theo thủ tục đó.

Xác định thẩm quyền:

Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất vì:

  • UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành (theo khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013).
  • Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (theo khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015).

Phương thức nộp đơn:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý

Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai, chứng từ cho Tòa án để ghi vào sổ thụ lý, trừ trường hợp được miễn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật Tố tụng hành chính 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015).

Bước 4: Xét xử

Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Bước 5: Thi hành án

Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định như sau:

  • Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
  • Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 311 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản này bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.

Quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 311 mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 311 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Hồ sơ khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hồ sơ khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thẩm quyền giải quyết khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; hoặc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013.

Theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng tại Điều 31, Điều 32 của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Theo Phần II Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự có hướng dẫn:

  • Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.
  • Trường hợp việc xem xét hủy quyết địnhđó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Luật sư tư vấn khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn về thẩm quyền, thủ tục yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các đơn từ liên quan trong quá trình khởi kiện;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng;
  • Luật sư tranh luận phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến quá trình hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nội dung bài viết trên của Hội Luật Sư liên quan đến các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mẫu đơn khởi kiện phù hợp với từng thủ tục. Nếu còn thắc mắc và mong muốn sử dụng dịch vụ luật sư TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 0937.552.925 hoặc email tuvanluat@hoiluatsu.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716