Luật Đất Đai

Mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai mới nhất 2024, đầy đủ

Bị hàng xóm lấn chiếm đất đai là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ đất. Trong trường hợp này, làm đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai là giải pháp hiệu quả để đòi lại công lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai, hướng dẫn điền các thông tin, soạn đơn, nộp đơn đúng quy định pháp luật, giúp vụ việc được giải quyết nhanh chóng tiết kiệm thời gian công sức.

Mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất

Mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất hàng xóm?

Hành vi lấn chiếm đất được chia thành 2 khái niệm: lấn đất và chiếm đất:

Lấn đất: việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới/ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan có thẩm quyền/ người sử dụng hợp pháp diện tích đất đó cho phép.

Chiếm đất: việc sử dụng đất thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được gia hạn (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa chưa hoàn thành các thủ tục giao, cho thuê đất.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Mẫu đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất mới nhất

Mẫu đơn khởi kiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………….

Người khởi kiện: (3) …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5) …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ (6): …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ: (7) ………………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (8) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (9): ……………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11) ………………………………………..

Người làm chứng: (12) ……………………………………………………………………(nếu có)

Địa chỉ: (13) ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1……………………………………………………………………………………………………..

2……………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

………………………………………………………………………………………………………

Người khởi kiện (16)

 

 

 

Cơ sở pháp lý: Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Cách viết đơn

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Cơ sở pháp lý: Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Hồ sơ kèm theo khởi kiện hàng xóm lấn đất

  • Đơn khởi kiện (có thể sử dụng mẫu đã được hướng dẫn ở trên);
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu người khởi kiện ;
  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất nộp ở Tòa án nào?

Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai theo pháp luật về đất đai.

Thêm vào đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng có thể tự lấy vụ việc tranh chấp đất đai này để giải quyết nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc

Cơ sở pháp lý: Khoản 9 Điều 26; Điểm a Khoản 1 Điều 35 & Khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện hàng xóm lần chiếm đất

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện hàng xóm lần chiếm đất

Tòa án xử lý đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai như thế nào?

Bước 1: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện tùy vào các trường hợp:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa: Bộ phận tiếp nhận đơn ghi vào sổ nhận đơn sau đó cấp ngay cho người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính: Bộ phận tiếp nhận đơn ghi vào sổ nhận đơn. Sau 2 ngày, người khởi kiện sẽ nhận được thông báo đã nhận đơn.
  • Nộp qua hình thức điện tử: Bộ phận tiếp nhận đơn in đơn ra giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Thông báo đã nhận được đơn sẽ được báo thông qua Cổng thông tin điện tử Tòa án (nếu có).

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện giải quyết;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa.

Kết quả xử lý đơn phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).

Bước 2: Khi vụ án được thụ lý, Tòa sẽ thông báo cho người khởi kiện để tiến hành nộp tạm ứng phí. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán có nghĩa vụ thông báo về việc thụ lý vụ án cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp

Bước 3: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Bước 4: Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu kèm theo; yêu cầu phản tố, độc lập

Bước 5: Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

  • Trường hợp hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải. Trong 07 ngày sau đó, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì tiếp tục áp dụng bước tiếp theo sau đây

Bước 6: Thẩm phán ra một trong các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 191, 196, 197, 209, 212, 214, 216, 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Có buộc phải hòa giải trước khởi kiện để đòi lại đất lấn chiếm không?

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Do vậy, thủ tục hòa giải được xem là bắt buộc đối với những tranh chấp đòi lại đất bị lấn chiếm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Luật sư tư vấn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai

luat su tu van khoi kien hang xom lan chiem dat dai

Luật sư tư vấn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai

  • Luật sư phân tích cụ thể vấn đề và đưa ra góc nhìn, lời khuyên đối với tranh chấp đã hòa giải tại UBND nhưng không thành.
  • Soạn thảo đơn theo vụ việc như: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, đơn từ liên quan đến tố tụng tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Đưa ra hướng xử lý đảm bảo tối ưu quyền lợi khách hàng.
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến tố tụng với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trước Tòa.

Bài viết trên đã đưa ra một bức tranh tổng quát những vấn đề liên quan đến đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai. Trong trường hợp Quý khách hàng cần Luật sư đất đai tư vấn hỗ trợ hãy gọi cho luật sư chúng tôi qua Hotline 0937.552.925 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp kịp thời, miễn phí.

Scores: 4.6 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Trần Như Lực

Chức vụ: Luật Sư Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Doanh nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Lao động, Thừa kế Xây Dựng, Hành Chính..

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15 năm

Tổng số bài viết: 101 bài viết

Hỏi Luật Sư

Tư vấn luật miễn phí 24/24

0937.552.925

Tư vấn pháp luật qua Zalo

0937.552.925

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716